Thứ năm, 23/3/2023 | 09:51 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ ba, 23/11/2021, 12:23 (GMT+7)

Vốn FDI đăng ký cấp mới từ Nhật Bản vào Việt Nam tăng gấp 3 lần năm ngoái, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19

Ngọc Hà Thứ ba, 23/11/2021, 12:23 (GMT+7)

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư vốn FDI Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đạt 3,38 tỷ USD sau 10 tháng, trong đó, số dự án cấp mới là 150, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Điều này góp phần đưa Nhật Bản trở thành 3 trên 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam sau 10 tháng, xếp sau Singapore và Hàn Quốc.

Lãnh đạo TP Cần Thơ trao chứng nhận đầu tư dự án Nhiệt điện Ô Môn II.

Lãnh đạo thành phố Cần Thơ trao chứng nhận đầu tư dự án Nhiệt điện Ô Môn II. Ảnh: Báo Nhân dân.

Tính từ đầu năm đến nay, hai dự án FDI Nhật Bản có vốn đầu tư lớn được cấp phép đầu tư đó là dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn II có vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ. Dự án thứ hai đó là nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina với công suất 800.000 tấn/năm và tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD. Dự án nhằm sản xuất giấy kraft, giấy lót và giấy bao bì tại Vĩnh phúc.

Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình), nhận định dòng vốn FDI từ Nhật vào Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng, tích cực bất chấp những khó khăn, thách thức, do tác động của dịch Covid-19, thể hiện niềm tin của doanh nghiệp FDI Nhật Bản và sức hút của thị trường Việt Nam. Đây cũng là cơ hội tốt để tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác đầu tư giữa hai bên trong bối cảnh mới.

Lũy kế đến nay, vốn FDI từ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đứng thứ 2 trên 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, tổng số dự án còn hiệu lực là 4.765 với vốn đăng ký đạt 63,94 tỷ USD. Quy mô bình quân mỗi dự án của doanh nghiệp Nhật Bản là 13,4 triệu USD, cao hơn mức 11,7 triệu USD bình quân chung của cả nước.

Ngoài ra, báo cáo vừa công bố của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng nhận định Nhật Bản là một trong những đối tác đầu tư quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Sau hơn 30 năm thu hút FDI, doanh nghiệp Nhật Bản đã có hoạt động đầu tư tại 57 trên 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, Trong đó, Thanh Hóa là địa phương thu hút nhiều vốn FDI Nhật Bản nhất, với số vốn là 12,5 tỷ USD chiếm gần 10% tổng vốn FDI tại Việt Nam.

Về phía mình, doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành chuỗi cung ứng và nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí cạnh tranh nên việc đầu tư của doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam tiếp tục mở rộng dù dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp trong quý II và quý III vừa qua.

Với những kết quả đã đạt được trong 10 tháng vừa qua với sự đột biến về vốn đăng ký cấp mới, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định: "Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam và đứng thứ hai về đầu tư nước ngoài, thứ 3 về kim ngạch thương mại… Các con số này đã cho thấy quan hệ hết sức đặc biệt và sự gắn kết chặt chẽ giữa hai nước".

Quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản được kỳ vọng tiếp tục được nâng lên tầm cao mới khi Thủ tướng Phạm Minh Chính đang có chuyến thăm chính thức tại Nhật Bản trong thời gian 22-25/11.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang ý nghĩa đặc biệt, nhân dịp hai nước đang hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023).

Trước đó, tại cuộc gặp bên lề Hội nghị COP26 tại Glasgow, Vương quốc Anh hôm 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào thịnh vượng chung của khu vực và thế giới; trên tinh thần đó, nhất trí sớm thu xếp các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước.

Thủ tướng Nhật Bản cũng bày tỏ cảm tình đặc biệt với đất nước và nhân dân Việt Nam, mong muốn sớm thăm Việt Nam, đề nghị hai nước phối hợp duy trì các hoạt động đầu tư, kinh doanh, sản xuất khi kiểm soát được dịch bệnh.

Về các biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên mở cửa thị trường cho một số loại nông sản, hoa quả của nhau; khẳng định Việt Nam hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư tại Việt Nam, duy trì chuỗi cung ứng, sản xuất tại Việt Nam.

Thủ tướng Nhật Bản cảm ơn và mong muốn Việt Nam tiếp tục quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản nối lại hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo