Bộ Giao thông vận tải vừa công bố danh mục bến cảng trên toàn quốc trong đó, bổ sung thêm 8 bến cảng tại 5 tỉnh, thành phố.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được bổ sung 4 bến cảng, gồm bến cảng Hyosung Vina Chemicals, bến cảng Quốc phòng quân khu 7, bến cảng chuyên dùng dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam và bến cảng Hải đoàn 129. 4 bến cảng còn lại là Bến Nghé Phú Hữu, Vĩnh Hưng, Nam Vân Phong và bến cảng MPC được mở mới lần lượt tại TP HCM, Đồng Nai, Khánh Hòa và thành phố Hải Phòng.
![]() |
Việt Nam có thêm cảng biển mới. |
Đến nay, Việt Nam có 286 bến cảng, trong đó, Hải Phòng là địa phương tập trung nhiều bến cảng nhất, với 50 bến, tiếp đến là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 46 bến cảng và TP HCM xếp thứ ba, với 42 bến cảng.
Trung bình mỗi năm, cảng biển Việt Nam đón khoảng 120.000 lượt tàu biển với mức tăng trưởng tổng thể của hàng hóa đạt gần 16%/năm. Riêng năm vừa qua, tổng lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam đạt 692 triệu tấn, vượt 14-21% so với quy hoạch.
Bến cảng là khu vực bao gồm vùng đất và vùng nước thuộc một cảng biển, được xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, vùng nước trước cầu cảng, luồng hàng hải và các công trình phụ trợ khác. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Cảng là một nơi nằm ở bờ sông, hồ hay biển có các trang thiết bị phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa hoặc nơi đón hoặc đưa hành khách đi lại bằng đường thủy. Cảng bao gồm các cầu tàu ở một khu nước có độ sâu và rộng nhất định phục vụ cho tàu neo đậu hoặc cập bờ. Cảng có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo. |