Thứ năm, 1/6/2023 | 21:38 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ năm, 5/9/2013, 10:00 (GMT+7)

Nhìn thật về việc Việt Nam tăng 5 bậc cạnh tranh

Nguyễn Bình Minh Thứ năm, 5/9/2013, 10:00 (GMT+7)

Theo báo cáo này, xếp hạng của mỗi nền kinh tế được WEF dựa vào 3 yếu tố quan trọng gồm: Các yêu cầu cơ bản của nền kinh tế, hiệu quả nâng cao và cải cách.

Xếp hạng của Việt Nam tăng lên chủ yếu nhờ môi trường vĩ mô được cải thiện, lạm phát quay trở lại mức một con số trong năm 2012; chất lượng hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng về năng lượng được cải thiện (tăng 13 bậc).

Mức độ hiệu quả của thị trường hàng hóa cũng tăng hạng (tăng 17 bậc) do các rào cản thương mại cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống.

Bên cạnh các yếu tố giúp tăng hạng cho Việt Nam, còn một số yếu tố cấu thành trong nền kinh tế còn kém cạnh tranh đã đẩy xếp hạng chung của kinh tế Việt Nam xuống thấp. Đó là công nghệ (vị trí 102); cơ sở hạ tầng (vị trí 82); cải cách kinh tế (vị trí 76); phát triển thị trường tài chính (vị trí 93); môi trường kinh tế vĩ mô (vị trí 87)…

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam xếp ở mức 82 so với 148 nước
 

Điều này xem ra có phần phù hợp với thực tế khi nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đều than trời vì nền công nghiệp phụ trợ vẫn là một thứ xa xỉ.

Tại triển lãm “Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 5”, tổ chức tại Hà Nội ngày 4/9, các đơn vị tham gia nhận định các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác lớn và có khả năng hỗ trợ về công nghệ.

Hầu hết doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam lâu nay đều “mỏi mắt” tìm kiếm các nhà cung cấp đủ lớn, đủ năng lực cả về quy mô sản xuất lẫn chất lượng sản phẩm.

Đại diện Toyota, hãng ôtô lớn của Nhật Bản, cho biết ngay tại triển lãm này, hãng cũng kỳ vọng sẽ tìm thêm được nhiều nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng đảm bảo các tiêu chí, và đây là một trong những cơ hội thuận lợi.

Đa số các doanh nghiệp Nhật Bản đều cho rằng, một trong những lý do khiến các ngành công nghiệp ôtô, xe máy, điện tử - viễn thông… chưa phát triển, chậm phát triển hoặc phát triển chưa đúng tiềm năng là do quy mô và sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Liên quan đến cơ sở hạ tầng, khảo sát của Ban thư ký Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2009, 87,8% doanh nghiệp nước ngoài và 83% doanh nghiệp trong nước trong tổng số 291 doanh nghiệp đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng ở mức kém và rất kém.

Kết quả này cũng tương đồng với Báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia 2009 của Diễn đàn kinh tế thế giới, trong đó cơ sở hạ tầng bị xếp hạng thấp nhất trong bộ chỉ số cạnh tranh của Việt Nam.

Như vậy, sau 4 năm chỉ số này dù đã được nâng lên nhưng vẫn được xem là kém cạnh tranh khiến không ít doanh nghiệp chùn bước.

Theo Báo Đất Việt

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo