Chủ nhật, 26/3/2023 | 07:15 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ ba, 24/7/2018, 14:43 (GMT+7)

Oxford Economics: Chiến tranh thương mại sẽ làm suy thoái kinh tế toàn cầu thêm trầm trọng

Hồ Trịnh Huyền Trang Thứ ba, 24/7/2018, 14:43 (GMT+7)

Một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế toàn cầu - ảnh hưởng đến hơn 600 tỷ USD trong thương mại, 2 nhà kinh tế Gregory Daco và Louis Kuijs tại công ty phân tích Oxford Economics cảnh báo hôm 23/7.

Trung Quốc dự kiến chịu ảnh hưởng lớn hơn, với GDP thực giảm còn 1,3% vào năm 2020. Tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm 0,5% vào năm 2019, 0,8% dưới mức cơ bản vào năm 2020. Tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ thấp hơn 0,5%, đạt 2,4% vào năm 2019.

Một cuộc chiến thương mại toàn diện sẽ tạo ra hậu quả nặng nề. (Nguồn: Oxford Economics)

Nhà đầu tư đang quá tự mãn?

Theo chuyên gia, các nhà đầu tư chứng khoán có vẻ không quá lo lắng vì tin rằng Mỹ và các nước sẽ đủ sức giải quyết căng thẳng thương mại để không gây ra bất kỳ vết thương sâu nào cho kinh tế toàn cầu.

Thị trường vẫn khá ổn định trong bối cảnh căng thẳng leo thang. Chỉ số S&P 500 tăng 3,3% trong tháng 7 và khoảng 5% từ đầu năm đến nay. Dow Jones cũng tăng khoảng 3,3% trong tháng hay 1,4% trong 7 tháng đầu năm.

Tuy nhiên, Daco và Kuijs lo ngại rằng cả Washington lẫn Bắc Kinh đều sẽ không lùi bước. Chính quyền Mỹ có vẻ tin vào khẳng định của Tổng thống Donald Trump rằng các cuộc chiến thương mại “dễ thắng". Trung Quốc muốn tránh một cuộc chiến thương mại nhưng không muốn bị xem là dễ bắt nạt.

Trong khi đó, tăng trưởng được cho là sắp đạt đỉnh và hoạt động toàn cầu đang bắt đầu chậm lại. Nền kinh tế Mỹ không phù hợp để sản xuất các loại hàng hóa đang được nhập khẩu từ Trung Quốc. Thêm vào đó, thuế quan sẽ chỉ làm tăng áp lực lạm phát đã hình thành, ảnh hưởng đến chi tiêu trong nước.

Đối với Trung Quốc, thương mại đang trên đà chậm lại. Mặc dù tác động kinh tế vĩ mô từ căng thẳng thương mại khá khiêm tốn, nước này đang đánh giá thấp “hiệu ứng bất ổn chính sách”, tác động đến niềm tin của thị trường và hiệu ứng chuỗi cung ứng.

Trang Hồ/ Theo Market Watch

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo