Theo tổ chức này, đây là khu vực năng động nhất trên thế giới nhưng phụ nữ ở nhiều quốc gia vẫn đang phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc và trong xã hội nói chung.
Một vài nơi có phân biệt giới tính lớn nhất là Ấn Độ và Bangladesh. Trước đó, những nước này từng được cảnh báo về tổn thất kinh tế do thiếu hụt lao động nữ. Thậm chí cả những nền kinh tế phát triển như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bị đánh giá là có tình trạng bất bình đẳng giới "cực cao" trong cơ hội nghề nghiệp.
![]() |
Mức độ bình đẳng giới trong lực lượng lao động các nước châu Á. (Nguồn: McKinsey)
McKinsey nhận định Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đang tạo ra nhiều chuyển biến lớn bằng cách tăng nữ giới trong lực lượng lao động nhưng các vị trí lãnh đạo vẫn còn thiếu. Tình trạng này tại Philippines, New Zealand và Singapore có vẻ khả quan hơn.
Báo cáo nhận định động lực lớn nhất cho nền kinh tế sẽ đến từ những nước tăng lực lượng lao động nữ, ngoài ra còn phụ thuộc vào việc kéo dài thời gian làm việc cũng như trao nhiều vị trí quan trọng cho nữ giới.
Trang Hồ/ Theo CNN