Thứ ba, 6/6/2023 | 13:53 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Chủ nhật, 29/10/2017, 08:36 (GMT+7)

Có nên "kỳ thị" doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

Trần Đức Quỳnh Chủ nhật, 29/10/2017, 08:36 (GMT+7)

Việc hợp tác với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những câu chuyện tiêu biểu. Từ trước đến nay, chúng ta nói nhiều về chuyện thu hút nhà đầu tư nước ngoài và coi đó là nguồn lực về tài chính lớn của Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển, đồng thời tạo sân chơi cho họ tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã tích cực thảo luận với doanh nghiệp trong nước để tháo gỡ những khó khăn.

Tuy nhiên, nhìn vào tình hình tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 thì đây còn là câu chuyện gây ra rất nhiều tranh cãi. Tăng trưởng xuất khẩu bắt đầu tập trung nhiều vào các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài với một số nhóm ngành như điện thoại, máy móc và các phụ tùng khác. Đây là những nhóm ngành chủ lực đưa cán cân thương mại của Việt Nam nghiêng về thặng dư. Cụ thể, cán cân thương mại 7 tháng thâm hụt 2,5 tỷ USD, 8 tháng rút xuống còn 800 triệu USD và sau 9 tháng đã có thặng dư 340 triệu. Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, chiếm tới 70% tổng tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam.

Trước vấn đề này nhiều người đặt ra câu hỏi: "Nhìn vào thực tế đó, liệu có nên "kỳ thị" các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay không? Và nếu chúng ta muốn làm đa dạng hóa cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam thì chính sách thương mại Việt Nam phải như thế nào? Con số 70% kia có đáng lo ngại về tình hình mở cửa của Việt Nam hay không?".

Trả lời những băn khoăn trên, tại diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản: Hợp tác Việt Nam- Nhật Bản trong xu thế hội nhập kinh tế ở Châu Á- Thái Bình Dương, ông Nguyễn Anh Dương, Phó Trưởng ban phụ trách, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng trong bối cảnh hội nhập Việt Nam không thể làm tất cả. Tham gia vào chuỗi giá trị Việt Nam làm những sản phẩm và công đoạn có lợi nhất và tiềm năng nhất. Nếu "ôm đồm" tất cả các công đoạn sản xuất mặt hàng tiêu dùng thì đồng nghĩa Việt Nam phải đóng cửa, không quan hệ với bên ngoài. Nhưng điều này sẽ làm hạn chế cơ hội phát triển của Việt Nam.

Diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam- Nhật Bản: Hợp tác Việt Nam- Nhật Bản trong xu thế hội nhập kinh tế ở Châu Á- Thái Bình Dương

Khi tham gia vào hội nhập, Việt Nam phải chấp nhận một điều rằng làm ít công đoạn trong 1 sản phẩm hơn nhưng sản xuất được nhiều hơn, như vậy giá trị gia tăng sẽ cao hơn.

"Giống như chúng ta ăn một phần trong một chiếc bánh lớn hơn là ăn cả một chiếc bánh nhỏ", ông Dương nhận định.

Nhìn lại giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2011 tỷ trọng giá trị gia tăng từ bên ngoài trong xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 21,1% lên 36,3%, đồng nghĩa với tỷ trọng hàng Việt Nam giảm đi. Thế nhưng trong cùng giai đoạn này thì xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 18 lần kéo theo giá trị gia tăng tăng tới hơn 14 lần. Như vậy tỷ trọng hàng Việt Nam giảm đi nhưng lợi ích thu về từ xuất khẩu lại rất nhiều.

Trong bối cảnh hiện nay Việt Nam không thể đặt mình ra khỏi cuộc chơi với các nhà đầu tư nước ngoài bởi họ là nhân tố quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Họ cũng là những người có điều kiện tiếp cận và có nhiều thông tin cung cấp cho quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do. Chính vì vậy, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và các hiệp định thương mại tự do vẫn dẫn đang định hình chuỗi giá trị khu vực. Do đó, hội nhập vừa là cơ hội, nhưng đồng thời cũng là áp lực để Việt Nam thay đổi môi trường kinh doanh, tạo dựng một thị trường mở, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Đức Quỳnh

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo