Thứ bảy, 3/6/2023 | 09:30 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ bảy, 13/11/2021, 16:16 (GMT+7)

Điểm danh 27 kỳ lân của Đông Nam Á (PI)

Linh Lam (Theo e27) Thứ bảy, 13/11/2021, 16:16 (GMT+7)

Năm 2014, Đông Nam Á chỉ có 3 kỳ lân là VNG của Việt Nam, Garena (nay là Sea) và Razer của Singapore. Đến nay, số startup tỷ USD của khu vực đã vượt qua con số 25.

Sự bùng nổ kỳ lân tại Đông Nam Á một phần đến từ số lượng người dùng Internet ngày càng tăng. Nhiều nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng của khu vực này, bằng chứng là trong nửa đầu năm 2021 có 19 tỷ USD vốn đầu tư rót cho startup công nghệ Đông Nam Á. 

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain, nền kinh tế kỹ thuật số khu vực dự kiến đạt 300 tỷ USD vào năm 2025. Điều này cũng có nghĩa là câu lạc bộ kỳ lân của Đông Nam Á sẽ đón thêm nhiều startup mới trong tương lại gần. 

Trang e27 đã tổng hợp lại danh sách các công ty khởi nghiệp tỷ USD của khu vực (danh sách sắp xếp theo bảng chữ cái):

1. Ajaib

Ajaib là một nền tảng giao dịch chứng khoán trực tuyến ở Indonesia. Theo thông tin từ Bloomberg, công ty đã đạt được mức định giá 1 tỷ USD sau vòng gọi vốn 153 triệu USD do DST dẫn đầu. (Ảnh: Ajaib)

Năm thành lập: 2019

Trụ sở chính: Indonesia

Tổng số tiền huy động được: Hơn 240 triệu USD

Ngày công bố/ghi nhận thành kỳ lân: 4/10/2021

 

2. Ascend Money

Ascend Money vận hành nền tảng dịch vụ tài chính và thanh toán kỹ thuật số TrueMoney. Theo giới thiệu của công ty, nền tảng này phục vụ hơn 50 triệu người dùng thông qua ứng dụng ví điện tử và 88.000 đại lý TrueMoney.

Tháng 9/2021, Ascend Money thông báo gọi vốn thành công 150 triệu USD từ Bow Wave Capital Management, Ant Group và một số nhà đầu tư khác. Với mức định giá 1,5 tỷ USD, startup này là kỳ lân fintech đầu tiên của Thái Lan. (Ảnh: Ascend Money)

Năm thành lập: 2013

Trụ sở chính: Thái Lan

Tổng số tiền huy động được: Không tiết lộ

Ngày công bố/ghi nhận thành kỳ lân: 9/2021

 

 

3. Bitkub

Bitkub là một sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử cùng tên có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan. Công ty cung cấp các dịch vụ, bao gồm trao đổi tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số, giải pháp blockchain và dịch vụ tư vấn ICO, giáo dục và các công ty đầu tư. Công ty khởi nghiệp này nhằm mục đích thúc đẩy hệ sinh thái tiền điện tử và blockchain, hướng tới việc áp dụng rộng rãi ở Thái Lan.

Bitkub trở thành kỳ lân sau khi SCB Securities (thuộc sở hữu của Ngân hàng Thương mại Siam) mua lại 51% cổ phần với giá 536 triệu USD. (Ảnh: Bitkub)

Năm thành lập: 2018

Tổng số tiền huy động được: Không tiết lộ

Trụ sở chính: Thái Lan

Ngày công bố/ghi nhận thành kỳ lân: 3/11/2021

 

4. Blibli

Trong khi công ty chưa chính thức công bố thông tin, Kusumo Martanto - Giám đốc điều hành của Blibli - tiết lộ rằng công ty đã đạt được vị thế kỳ lân. Blibli.com là một trong những nền tảng mua sắm trực tuyến đầu tiên ở Indonesia. (Ảnh: Blibli)

Năm thành lập: 2010

Trụ sở chính: Indonesia

Tổng số tiền huy động được: Không được tiết lộ

Ngày công bố/ghi nhận thành kỳ lân: 6/8/2021

 

5. Bukalapak

Được thành lập bởi 3 người bạn, Bukalapak là một trong những câu chuyện khởi nghiệp thành công đáng chú ý nhất của Indonesia. Bukalapak - có nghĩa là 'mở gian hàng' trong tiếng Indonesia – đã giúp hàng triệu cửa hàng bán lẻ nhỏ tại địa phương bán hàng trực tuyến. Tháng 8 năm nay, công ty này đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) (Ảnh: Bukalapak)

Năm thành lập: 2010

Trụ sở chính: Indonesia

Tổng số tiền huy động được: 784 triệu USD

Ngày công bố/ghi nhận thành kỳ lân: 10/1/2018

 

6. Carousell

Hồi tháng 9, công ty kinh doanh rao vặt trực tuyến Carousell (đơn vị chủ quản của Chợ Tốt) công bố huy động thành công 100 triệu USD trong vòng gọi vốn mới, do STIC Investments của Hàn Quốc dẫn đầu. Startup có trụ sở tại Singapore hiện được định giá 1,1 tỷ USD và trở thành kỳ lân của Đông Nam Á. (Ảnh: Carousell)

Năm thành lập: 2012

Trụ sở chính: Singapore

Tổng số tiền huy động được: 277 triệu USD +

Ngày công bố/ghi nhận thành kỳ lân: 15/9/2021

 

7. Carro

Hồi tháng 6, startup Carro công bố huy động thành công 360 triệu USD với mức định giá hơn 1 tỷ USD và gia nhập câu lạc bộ kỳ lân Đông Nam Á. Vòng gọi vốn này dẫn đầu bởi SoftBank Vision Fund 2 - quỹ đầu tư mạo hiểm của Tập đoàn Nhật Bản SoftBank. Carro cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc sở hữu ôtô, từ mua bán, các giải pháp tài chính đến dịch vụ sau bán hàng. (Ảnh: Carro)

Năm thành lập: 2015

Trụ sở chính: Singapore

Tổng số tiền huy động được: 589,5 triệu USD

Ngày công bố/ghi nhận thành kỳ lân: 15/6/2021

 

8. Carsome

Carsome là kỳ lân đầu tiên của Malaysia. Bên cạnh thị trường quê nhà, công ty này đã có mặt tại Indonesia, Thái Lan và Singapore. Carsome cho biết công ty đạt doanh thu hàng năm 800 triệu USD và đặt mục tiêu đạt 1 tỷ USD trong năm nay. Công ty cung cấp các giải pháp từ đầu đến cuối cho người tiêu dùng và các đại lý ôtô đã qua sử dụng - từ kiểm tra xe, chuyển quyền sở hữu đến vay vốn. (Ảnh: Carsome)

Năm thành lập: 2015

Trụ sở chính: Malaysia

Tổng số tiền huy động được: 107,4 triệu USD

Ngày công bố/ghi nhận thành kỳ lân: 13/7/2021

 

9. Flash Group

Flash Group – công ty cung cấp các dịch vụ hậu cần thương mại điện tử, bao gồm cả dịch vụ giao hàng Flash Express, đã trở thành kỳ lân đầu tiên của Thái Lan sau khi huy động thành công 150 triệu USD trong vòng gọi vốn Series D + và E. Startup này được định giá hơn 1 tỷ USD. (Ảnh: Bangkokpost)

Năm thành lập: 2017

Trụ sở chính: Thái Lan

Tổng số tiền huy động được: Không được tiết lộ

Ngày công bố/ghi nhận thành kỳ lân: 2/1/2021

 

10. Gojek

Trước khi cùng với Tokopedia sáp nhập thành GoTo, Gojek là một trong những startup giá trị nhất Đông Nam Á. Từ một ứng dụng gọi xe ôm ra đời năm 2010, công ty đã phát triển thành một hệ sinh thái cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng: từ gọi xe, giao đồ ăn, đặt vé sự kiện, mát-xa tại nhà cho đến thanh toán di động. (Ảnh: Gojek)

Năm thành lập: 2010

Trụ sở chính: Indonesia

Tổng số tiền huy động được: 5,3 tỷ USD

Ngày công bố/ghi nhận thành kỳ lân: 5/8/2016

 

11. Grab

Grab là ứng dụng gọi xe do Anthony Tan và Hooi Ling sáng lập năm 2012 tại Malaysia với tên gọi ban đầu MyTeksi. Tháng 8/2013, startup này đổ bộ vào thị trường Philippines dưới tên GrabTaxi. Năm 2014, GrabTaxi chuyển trụ sở chính sang Singapore. Đầu năm 2016, công ty đổi tên thành Grab. Công ty này dự kiến IPO tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với một SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt).

Năm thành lập: 2012

Trụ sở chính: Singapore

Tổng số tiền huy động được: 10 tỷ USD

Ngày công bố/ghi nhận thành kỳ lân: tháng 5/2015

 

12. J&T Express

Theo dữ liệu ghi nhận vào tháng 4 của hãng phân tích CBInsight, công ty chuyển phát nhanh J&T Express có mức định giá lên đến 7,8 tỷ USD và là một trong những kỳ lân giá trị nhất Indonesia.

Công ty này ra đời năm 2015, được sáng lập bởi ông Jet Lee - cựu CEO OPPO Indonesia và ông Tony Chen - người sáng lập OPPO. Các nhà đầu tư của startup này bao gồm Hillhouse Capital Management, Boyu Capital, Sequoia Capital China... Bên cạnh Indonesia, J&T Express hiện hoạt động tại nhiều quốc gia Đông Nam Á khác như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia...

Năm thành lập: 2015

Trụ sở chính: Indonesia

Tổng số tiền huy động được: 2,2 tỷ USD

Ngày công bố/ghi nhận thành kỳ lân: 16/4/2021

 

13. Lazada

Lazada trở thành kỳ lân sau khi được gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba mua lại với giá 1 tỷ USD. Hiện nay, Lazada là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á. Thương hiệu này đã có mặt tại sáu quốc gia trong khu vực bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. (Ảnh: Lazada Việt Nam)

Năm thành lập: 2012

Trụ sở chính: Singapore

Tổng số vốn huy động được: 4,2 tỷ USD

Ngày công bố kỳ lân: ngày 12/4/2016

 
 

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo