Thứ tư, 31/5/2023 | 16:48 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ ba, 28/9/2021, 17:02 (GMT+7)

Thị phần Bảo Việt giảm 6% trong 5 năm, doanh nghiệp bảo hiểm ngoại vươn lên

Trâm Anh Thứ ba, 28/9/2021, 17:02 (GMT+7)

Trong báo cáo cập nhật ngành bảo hiểm, Chứng khoán BIDV (BSC) đề cập 6 doanh nghiệp dẫn đầu chiếm khoảng 60% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ. Bảo Việt đang dần mất thị phần trong 3 năm gần đây từ trên 20% năm 2018 xuống còn 15% tính tới cuối tháng 6, tương đương PVI. Một số doanh nghiệp bảo hiểm khác vươn lên có thể điểm tới như MIC, vượt qua Pjico.

Với bảo hiểm nhân thọ, BaoViet Life duy trì thị phần lớn nhất, chiếm 20,8% thị trường. Bốn đơn vị tiếp theo đều là các doanh nghiệp nước ngoài như Manulife (19%), Prudential (16%), Dai-ichi Life (12,1%) và AIA (10,8%). Top 5 chiếm 78,7% thị phần bảo hiểm nhân thọ.

Trong 5 năm qua,thị phần của các công ty bảo hiểm nước ngoài đang tăng có xu hướng tăng và dần chiếm lĩnh thị trường. Thị phần của Manulife tăng từ 6,9% lên 19%, AIA tăng từ 1,5% lên 10,8% và Dai-ichi Life tăng 1,6% lên 12,1%. Một số công ty bảo hiểm nhỏ cũng tăng thị phần trong năm qua như FWD, MB Ageas, Sun Life,…

Chiều ngược lại, thị phần của BaoViet Life giảm 6% trong 5 năm qua. Ngoài ra, thị phần của Prudential cũng giảm 10,7 điểm phần trăm xuống còn 16%.

Theo BSC Research, tỷ lệ thâm nhập của kênh bancassurance cuối tháng 6 ở mức 28,8%, cao hơn so với năm 2020 quanh 20%. Trong 3 năm gần đây, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm ngoại đã hợp tác với ngân hàng như FWD – Vietcombank, Sun Life – ACB, Manulife – VietinBank, Prudential – MSB, Bảo Việt – PGBank,…

screenshot5-163281572430218375-8487-5905

6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 6 tháng đầu năm đạt hơn 66.800 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ. Bảo hiểm phi nhân thọ cũng tăng trưởng trên 10% trong 6 tháng đầu năm 2021 với tổng doanh thu phí đạt gần 30.000 tỷ đồng.

Báo cáo của BSC cũng cho thấy bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm sức khỏe vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu của bảo hiểm phi nhân thọ, đạt khoảng 30,5% và 32,2%. Trong khi đó, bảo hiểm tài sản khiêm tốn hơn với tỷ trọng 12,9%, bảo hiểm cháy nổ 11,3%,…

Doanh thu phí bảo hiểm sức khỏe có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, cùng với bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ. Trong khi đó, bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm hàng hải có doanh thu phí đi ngang hoặc giảm.

Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ/ doanh thu phí gốc có xu hướng giảm. Các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe có tỷ lệ bồi thường thấp hơn đáng kể so với các sản phẩm bảo hiểm xe.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo