Thứ tư, 31/5/2023 | 07:53 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ năm, 21/10/2021, 08:59 (GMT+7)

Sử dụng ngân sách cấp bù lãi suất

Theo Thời Báo Ngân Hàng Thứ năm, 21/10/2021, 08:59 (GMT+7)

Cần hỗ trợ lãi suất

TS. Trần Du Lịch - Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của TP HCM. Ngay khi dịch bệnh đã tạm lắng, thành phố đang mở cửa trở lại, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tự phục hồi. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào sự phục hồi tự nhiên sẽ rất chậm mà cần có bàn tay của Nhà nước hỗ trợ vào từng lĩnh vực trọng tâm trọng điểm để kinh tế bứt lên. Theo đó, cần trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp bằng các hình thức cấp bù lãi suất, đẩy mạnh các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để tăng khả năng tiếp cận vốn,…

Trước đó, TP HCM có kế hoạch duy trì hoạt động hỗ trợ vốn, giảm chi phí cho các doanh nghiệp đang sản xuất để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19. Trong đó, đề xuất triển khai gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi để dự trữ nguyên liệu, vật tư, hàng hóa dành cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu nhằm bình ổn thị trường và phục hồi sản xuất sau khi dịch được kiểm soát; các doanh nghiệp sản xuất vật tư tiêu hao phục vụ ngành y tế.

TP.HCM cần sử dụng ngân sách cấp bù lãi suất để tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh “thích ứng an toàn” với dịch Covid-19.

TP HCM cần sử dụng ngân sách cấp bù lãi suất để tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh “thích ứng an toàn” với dịch Covid-19.

Các chuyên gia đánh giá dư địa giảm lãi suất không còn nhiều, nếu tiếp tục giảm sẽ ảnh hưởng đến lãi suất tiền gửi tiết kiệm

Đồng tình với đề xuất này, nhiều chuyên gia cho rằng, chính sách tiền tệ được sử dụng khá nhiều để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp ứng phó với đại dịch, nên dư địa chính sách ngày càng cạn kiệt. Lấy ví dụ như lãi suất, thời gian qua các ngân hàng phải tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận để có nguồn giảm lãi suất chia sẻ với người dân, doanh nghiệp. Trong khi bản thân các ngân hàng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn dưới tác động của đại dịch. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn phải cân đối hài hòa giữa lợi ích của người đi vay với người gửi tiền khi mà nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng chủ yếu được hình thành từ nguồn tiền gửi của người dân và các tổ chức kinh tế. Nếu lãi suất huy động giảm quá sâu có thể khiến dòng vốn đảo chiều chảy khỏi ngân hàng, lúc đó các ngân hàng sẽ gặp khó khăn về thanh khoản và không có nguồn để cho vay. “Vì vậy muốn lãi suất cho vay giảm sâu hơn, cần phải cấp bù lãi suất chứ không nên o ép các ngân hàng”, một chuyên gia cho biết.

Bà Lý Thị Kim Chi - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực – Thực phẩm TP HCM (FFA) cho biết, thời quan qua dịch bệnh xảy ra một số doanh nghiệp hội viên đã được các ngân hàng giảm lãi suất khoảng 1%, nhưng do ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên không thể giảm sâu lãi suất, vấn đề này nhà nước cần vào cuộc giảm khoảng 4% lãi suất cho vay các khoản vay mới, các khoản vay cũ mới hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Đẩy mạnh kết nối, tăng khả năng tiếp cận vốn

TS. Hoàng Công Gia Khánh - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM cũng cho rằng, hiện nay dư địa giảm lãi suất huy động không còn nhiều. Bởi vậy TP HCM nên sử dụng nguồn lực tài trợ cho các gói hỗ trợ tức thời và các gói kích cầu đầu tư mang tính trung hạn từ các nguồn tái phân bổ chi ngân sách.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cần đẩy mạnh chương trình kết nối để tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Bởi hiện sức khỏe của doanh nghiệp đã bị hao tổn đáng kể vì dịch bệnh, khiến cho nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện từ phía ngân hàng.

Từ khi xuất hiện dịch Covid-19 đến nay, NHNN đã 3 lần giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1,5-2%; trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng cũng giảm 0,6-1%, trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm xuống mức 4,5%/năm.

Sử dụng ngân sách cấp bù lãi suất. Ảnh: B.L.

Sử dụng ngân sách cấp bù lãi suất. Ảnh: B.L.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc phụ trách NHNN chi nhánh TP HCM cho biết, năm 2021 có 11 TCTD đăng ký gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với tổng số vốn là 312.045 tỷ đồng, lãi suất ngắn hạn bằng VND không quá 4,5%/năm và khoảng 9%/năm đối với cho vay trung dài hạn. Tính đến cuối tháng 9/2021 gói tín dụng này đã giải ngân được 216.571 tỷ đồng cho 19.278 khách hàng. Từ nay đến cuối năm NHNN thành phố sẽ tiếp tục đôn đốc các TCTD tìm kiếm khách hàng giải ngân số vốn còn lại của gói tín dụng trên.

Bên cạnh đó, NHNN thường xuyên chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tích cực phối hợp với chính quyền các quận, huyện đẩy mạnh công tác kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Cụ thể, thời gian qua đã có 101 doanh nghiệp được hỗ trợ giảm lãi từ 0,2-2%/năm so với lãi suất đang áp dụng trước đó, 22 doanh nghiệp được cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, 51 trường hợp được cho vay mới, 4 trường hợp được tăng hạn mức tín dụng, 4 trường hợp giảm phí dịch vụ…

Theo NHNN chi nhánh TP HCM, lũy kế từ 23/1/2020 đến cuối tháng 9/2021 các TCTD trên địa bàn đã hỗ trợ cho khách hàng gặp khó khăn bởi dịch Covid-19 với tổng dư nợ khoảng 1,6 triệu tỷ đồng (bằng 60% tổng dư nợ trên địa bàn). Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 151.336 khách hàng với dư nợ hiện tại 127.973 tỷ đồng; miễn giảm lãi cho 62.014 khách hàng với dư nợ hiện tại 7.251 tỷ đồng; cho vay mới 193.060 khách hàng với doanh số đạt 334.971 tỷ đồng.

Ông Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển TP HCM cho biết, hai năm xảy ra dịch bệnh kinh tế thành phố ảnh hưởng nặng nề, năm 2021 dự báo tăng trưởng GRDP 6% nhưng thực tế ước tính bị âm 5%, để giúp phục hồi kinh tế TP HCM cần hỗ trợ từ nguồn lực tài chính quốc gia. Theo đó, đề xuất Trung ương xem xét tăng tỷ lệ điều tiết thu ngân sách để lại cho TP HCM từ 18% hiện nay lên 23% hoặc cao hơn. Trường hợp ngân sách thành phố giữ lại 1% sẽ có 2.000 tỷ đồng đầu tư xã hội và từ đó tạo ra giá trị 60.000 tỷ đồng; nguồn thu ngân sách sẽ có hơn 18.000 tỷ đồng trong số này lại nộp ngược lại Trung ương 14.000 tỷ đồng.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo