Thứ tư, 31/5/2023 | 07:17 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ sáu, 1/10/2021, 12:48 (GMT+7)

Lãi suất giảm, tiền gửi tăng chậm nhưng thanh khoản dồi dào

Trâm Anh Thứ sáu, 1/10/2021, 12:48 (GMT+7)

Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý IV của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với toàn bộ các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4,6% trong quý IV và tăng 10,4% trong năm 2021, giảm so với mức kỳ vọng 11,9% tại kỳ điều tra trước. Năm 2022, huy động được dự báo tăng 12,6% (thấp hơn so với mức dự báo tăng 13,7% tại kỳ điều tra trước). Năm trước, tiền gửi khách hàng tăng hơn 14%.

Đến 20/9, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,95% so với cuối năm 2020, trong khi cùng kỳ năm trước tăng 7,58%. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,28%, thấp hơn mức 7,48% cùng kỳ. Dù tăng trưởng tiền gửi chậm hơn năm trước, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý III duy trì ở trạng thái tốt và dồi dào hơn quý II đối với cả VND và ngoại tệ. TCTD dự báo trong quý IV, cả năm 2021 và năm 2022, thanh khoản sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo mức tăng trưởng tổng tiền gửi năm nay dao động 9,2-12,3%, và có khả năng chỉ dừng lại ở mức một chữ số ngay cả khi cân nhắc đến yếu tố mùa vụ của nhu cầu gửi tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, VDSC vẫn chờ các kế hoạch tái mở cửa rõ ràng hơn để đánh giá tốc độ phục hồi trước khi điều chỉnh dự báo.

Tăng trưởng tiền gửi giảm nhưng thanh khoản vẫn dồi dào. Ảnh: B.L.

Tăng trưởng tiền gửi giảm nhưng thanh khoản vẫn dồi dào. Ảnh: B.L.

Đà chậm lại của dòng tiền gửi được cho là do lãi suất huy động liên tục giảm khoảng 1,5-2% so với trước dịch Covid-19.  Trong 5 năm qua, tiền gửi khu vực dân cư có xu hướng tăng chậm lại. Trong giai đoạn 2016-2020. Điều này cho thấy người dân đang có xu hướng bớt gửi tiền vào ngân hàng. Nếu năm 2016, tăng trưởng tiền gửi của dân cư là 17,4%, năm 2017 chỉ là 13,54% và liên tục giảm 4 năm sau đó. Đến năm 2020, con số này còn 6,46%.

Ngược lại, 4 năm gần đây, tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng tăng trưởng với tốc độ ngày càng cao. Năm 2017, con số này là 14%, đến năm 2019 quanh 19% và đến năm 2020 lên mức 23%, cao nhất trong 5 năm qua, tương đương tăng thêm hơn 915.000 tỷ đồng. 

Vừa qua, một số nhà băng tiếp tục giảm lãi suất huy động 20-30 điểm cơ bản, sau khi hạ lãi suất cho vay 0,5-1,5% theo kêu gọi của NHNN. Động thái này được nhận định nhằm hạn chế tác động giảm biên lãi thuần, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Theo kết quả khảo sát, mặt bằng lãi suất huy động – cho vay được các TCTD kỳ vọng tiếp tục điều chỉnh giảm trong quý IV và giảm đáng kể tính đến cuối năm 2021 so với cuối năm 2020. Tỷ lệ các TCTD kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động - cho vay “giảm” trong quý IV và năm 2021 cao hơn nhiều so với tỷ lệ TCTD dự báo mặt bằng lãi suất “tăng”, chỉ số cân bằng về thay đổi mặt bằng lãi suất đã điều chỉnh giảm mạnh.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo