Các chuyên gia nói rằng sự sụt giảm đang được thúc đẩy, ít nhất một phần, bởi chính phủ Mỹ. Và một số cho thấy đó là một chiến dịch có chủ ý nhằm thúc đẩy nền kinh tế Mỹ và các đối tác thương mại lớn của nước này như châu Âu và Nhật Bảnsẽ là bên chịu thiệt.
Joachim Fels, một nhà kinh tế học tại công ty đầu tư Pimco, cho biết chính quyền của Trump đang tham gia vàomột"cuộc chiến tranh lạnh và đanggiành phầnthắng".
Thay vì một cuộc xung đột công khai, như làcan thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ, vị chuyên gia này cho rằng chính quyền Trump đang tiến hành cuộc chiếndưới dạng từ ngữ và hành động "bí mật", ông viết trong một bài đăng trên blog.
"Một tín hiệu tiềm ẩn nhưng rất rõ ràng"
Nền kinh tế Mỹ đang phát triển lành mạnh, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn đangtăng lãi suấttheo đúng lộ trình mà họ đặt ra. Theo lý thuyết kinh tế thông thường, đồng USD sẽ phải mạnh lên.
Tuy nhiên, một sốvài quan điểm và hành động của Chính phủ Mỹ đang khuyến khích giớiđầu tư đẩy đồng USDxuống thấp hơn. Đồng bạc xanhđã giảm gần 13% so với các loại đồng tiền chủ chốt khác kể từ đầu năm ngoái.
Fels chỉ ra rằng những hành động của chính quyền Trump nhưcắt giảm thuế và tăng chi tiêungân sách đã được thực hiện không đúng thời điểm, khimànền kinh tếMỹ vẫn đang hoạt động tốt. Các biện pháp này sẽ làm tăng nợ của nước Mỹ, và làm giảm nhu cầu sở hữu các tài sản bằng đồng USD, như trái phiếu kho bạc Mỹ, của nhà đầu tư.
Fels viết rằng các chính sách như vậy "đang gửi một tín hiệu rõ ràng cho thị trường: Một đồng USDyếu là mục tiêu. Thị trường dường như đã nắmđược tín hiệunày".
Nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin vào tuần trước cho thấy "một đồng USDyếu hơn là tốt đối với chúng ta về mặtthương mại và cơ hội" đã góp phần thêm dầu vào lửa. Sau đó, Mnuchin đã cố gắng biện minh chonhận xéttrên, nói rằng nóbị đưa ra khỏi bối cảnh. Ông Trump nhấn mạnh rằng muốn một đồng USDmạnh.
Tuy nhiên, Arthur Kroeber, một nhà phân tích cao cấpcủa Công ty Nghiên cứu Gavekal, nói rằng "các nhà kinh doanh tiền tệ nên hoài nghi" về những bình luận của Trump.
Trong một thông báo cho khách hàng vào tuần trước, Kroeber đã chỉ ra rằng ông Trump muốn giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với các nước khác. Đồng USDsẽ phải suy yếuhơn nữa để cắt giảm đáng kể thâm hụt tài khoản vãng lai, một thước đo của ngoại thương, ông nói thêm.
Viraj Patel, một nhà chiến lược tiền tệ tại ngân hàng đầu tư ING, đã viết trong một bài báo tuần này: Washington sẽ rất khó khăn để đưa đồng USDyếu vào trong chai.Ông nói rằng "sự khó lường"trong các chính sách của ông Trump, đặc biệt về thương mại, cũng đóng góp vào sự trượt giá của đồng USD.
"Sự không chắc chắn tăng cao"
Trump đã nhiều lần phàn nàn năm ngoái rằng đồng USDquá mạnh, và ông đã bị giới chuyên gia chỉ trích về điều này khi luật bất thành văn là giới chức Mỹ thường không bao giờ hạ thấp đồng USD.Những lo lắng đó lại bùng lên sau khi những nhận xét của ông Mnuchin.
"Chiến tranh tiền tệdo ông Trump phát động đanglàm tăng rủi ro cho châu Á", Nikkei cảnh báo như thế trong một bài báo trong tuần này.
Tom Holland, một nhà phân tích khác ở Gavekal, cho hay việc chính quyền Mỹ thể hiện "sự háo hức với việcđồng USD yếu" cho thấy đồng bạc xanhsẽ tiếp tục suy yếu so với các đồng tiền chủ chốtkhác.
"Các thị trường có thể phải đối mặt với sự không chắc chắn và biến độngtăng cao, vàcác chính trị gia và các ngân hàng trung ương ở châu Âu và châu Á cũng đã sẽ muốn làm suy yếu đồng tiền của họ", ông viết trong một thông báo cho khách hàng vào tuần trước.Đồng tiền suy yếu làm hàng hóa của một nước trở nên rẻ hơn với nước khác và làm tăng xuất khẩu.
Đồng USDcũng không nhận được sự hỗ trợ từ Cục Dự trữ Liên bangMỹ (Mỹ). Nhịp độ tăng lãi suấtcủa ngân hàng trung ương Mỹ là dễ đoán và thậm chí là chậm hơn so với kì vọng của nhà đầu tư.
"Không ai muốn chiến tranh tiền tệ"
Nhưng không phải tất cả các nhà quan sát thị trường đều cho rằng chính phủ Mỹ đang cố ý làm cho đồng USD yếu đi.Họ chỉ ra rằng đà phát triển của các nền kinh tế châu Âu như Đức và Pháp đã khiến một số nhà đầu tư chuyển sang đồng euro thay vì USD.
Họ đang đánh cược rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ cắt giảm chương trình kích cầu mua trái phiếu của họ sớm hơn dự kiến. Điều đó sẽ thúc đẩy lợi suất trái phiếu Châu Âu tăng lên và làm cho đồng Eur trở nên hấp dẫn hơn.
Theo ông Greg McKenna, chiến lượcgiacủa công ty kinh doanh tiền tệ AxiTrader, chính quyền Trump có thể lo lắng nếu đồng USD suy yếuhơn nữa.Nếu đồng bạc xanhquá yếu, các nhà đầu tư sẽ đòi hỏi mứclãi suất cao hơn cho việc nắm giữ trái phiếu kho bạcMỹ. Điều đó sẽ làm cho nợ quốc gia của Mỹ tăng nhanh hơn.
McKenna cũng cho biết, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn đã thôi không áp dụng các chính sách đơn phương làm lợi cho mình và phương hại đến các đối tác thương mại.Thay vào đó, các nướcnhiều khả năng sẽ cố gắng hợp táccùng nhau."Không ai muốn chiến tranh tiền tệ", ông nói.
Theo Bá Ước/nhipcaudautu.vn