Lo ngại về lực cầu, Covid-19, giá dầu trái chiều
Giá dầu Brent tương lai tăng 3 cent, tương đương 0,05%, lên 55,91 USD/thùng.
Giá dầu WTI tương lai giảm 16 cent, tương đương 0,3%, xuống 52,61 USD/thùng.
Viện Dầu mỏ Mỹ ước tính tồn kho tại nước này giảm 5,3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 22/1, trái với dự báo tăng 430.000 thùng từ giới phân tích. Số liệu chính thức sẽ được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố ngày 27/1.
Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 vượt 1 triệu trong khi số ca tử vong vì đại dịch ở Anh vượt 100.000. Tại Mỹ, số ca nhiễm vượt 25 triệu hôm 24/1.
Tâm lý thị trường còn bị ảnh hưởng bởi phe Dân chủ vẫn đang tìm cách thuyết phục đảng Cộng hòa về nhu cầu cần có thêm hỗ trợ kinh tế, dấy lên hoài nghi về việc một gói kích thích sẽ được thông qua khi nào, dưới hình thức nào.
“Số ca Covid-19 tăng, những khó khăn trong phân phối vaccine và liên quan kế hoạch kích thích kinh tế của Tổng thống Joe Biden đều gây áp lực lên giá dầu”, theo Robert Yawger, giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho Securities.
So với một số quốc gia khác, việc triển khai vaccine Covid-19 ở Liên minh châu Âu (EU) diễn ra chậm và nhiều vấn đề, không chỉ chuỗi cung ứng gặp gián đoạn.
Giá dầu nhận lực đẩy từ thông tin có vụ nổ xảy ra ở thủ đô Riyadh, Arab Saudi, dù chưa rõ nguyên nhân cùng một số căng thẳng địa chính trị khác.
Kim loại quý
Giá vàng ngày 26/1 giảm do lo ngại về một gói hỗ trợ Covid-19 mới trong khi nhà đầu tư chờ kết quả cuộc họp của Fed.
Giá vàng giao ngay tại sàn New York giảm 5,6 USD xuống 1.850,6 USD/ounce.
Giá vàng tương lai giảm 0,2% xuống 1.850,9 USD/ounce.
![]() |
Giá vàng giao ngay tại sàn New York ngày 26/1. |
Giá bạc tăng 0,6% lên 25,46 USD/ounce.
Giá platinum tăng 0,1% lên 1.099,74 USD/ounce.