Thứ năm, 30/3/2023 | 03:08 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ hai, 31/12/2018, 10:21 (GMT+7)

Tại sao thời gian làm việc tại Mỹ và Anh dài hơn nơi khác?

Thứ hai, 31/12/2018, 10:21 (GMT+7)

Mỗi năm có gần 8.800 giờ. Hầu hết mọi người sẽ dành khoảng 1/3 khoảng thời gian đó để ngủ và 1/3 để tranh luận trên mạng xã hội. Phần lớn thời gian còn lại sẽ dành cho công việc. Các quan chức đang ngày càng quan tâm đến việc cắt giảm thời gian làm việc cho công dân.

Công đảng Anh cho biết họ sẽ xem xét thực hiện kế hoạch 1 tuần làm việc 4 ngày. Mỹ cũng rất quan tâm đến ý tưởng này. Muốn đánh giá việc giảm giờ làm việc có tạo ra giá trị hay không, trước tiên, cần phải hiểu rõ lý do vì sao Anh, Mỹ chỉ có thể cắt giảm từng đấy thời gian.

Thời gian làm việc trung bình một năm của lao động các nước Australia, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp và Đức (đơn vị: nghìn giờ). Ảnh: The Economist

Giảm thời gian làm việc cho lao động là một trong những lợi ích ít được nhắc đến trong sự phát triển kinh tế. Vào cuối thế kỷ XIX, những công nhân ở các tổ chức công nghiệp chỉ biết lao động và hầu như không biết đến thứ gì khác. Năm 1870, một công việc toàn thời gian được định nghĩa là việc lao động kéo dài từ 60 – 70 giờ/tuần, hoặc hơn 3.000 giờ/năm.

Trong thế kỷ tiếp theo, thu nhập tăng lên và thời gian lao động giảm xuống, còn khoảng 40 giờ/tuần. Mặc dù thay đổi trên không khiến mọi người chú ý như tăng lương hay tăng mức sống, sự cắt giảm này là một món quà cho người lao động – những người đã phải làm việc cả trong thời gian nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết tại một số quốc gia, những món quà như vậy đang ít dần trong vài năm qua. Ở Pháp và Đức, số giờ làm việc của mỗi người tiếp tục giảm trong những thập kỷ qua, mặc dù mức giảm chậm hơn so với trước đây.

Tại Đức, gần đây, một tổ chức công đoàn đã giành được quyền lợi cho các nhân viên khi chỉ phải làm việc 28 giờ/tuần, tức là 1.400 giờ/năm. Còn ở Anh và Mỹ, xu hướng này có chiều hướng ngược lại. Từ những năm 2000, số giờ làm việc ở 2 quốc gia này đã tăng lên.

Tại sao thời gian làm việc thay đổi rất nhiều?

Những phân tích về thời gian làm việc giữa các quốc gia chỉ ra sự khác biệt là do văn hóa. Những người châu Âu yêu thích giải trí sẽ làm việc ít hơn người Mỹ theo chủ chủ nghĩa khắt khe và người Hàn Quốc giàu tinh thần phấn đấu. Tuy nhiên, những lập luận như trên vẫn chưa đủ thuyết phục.

Ảnh minh họa: Steps for Recovey.

Các nhà kinh tế thường xét trên điều kiện cạnh tranh của ảnh hưởng thay thế và thu nhập để lựa chọn mức giờ làm việc nhiều hay ít. Những biện pháp thúc đẩy làm việc như giảm thuế hoặc trả lương cao hơn, giúp cho mỗi giờ làm việc trở nên có giá trị hơn, người lao động làm việc nhiều hơn, thời gian làm việc thay thế cho thời gian giải trí.

Mặt khác, khi có nhiều tiền hơn, con người thường có xu hướng hưởng thụ những thứ họ thích, bao gồm cả giải trí. Vì vậy, về dài hạn, kích thích làm việc bằng cách tăng thu nhập cũng khó duy trì được tính hiệu quả.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, trong thực tế, hiệu ứng thu nhập chiếm ưu thế: khi tiền lương tăng, mọi người làm việc ít hơn. Vì vậy, sự gia tăng số giờ làm việc ở Mỹ và Anh trong những năm gần đây có vẻ rất kỳ lạ. Nguyên nhân là thời gian lao động của những người có thu nhập cao đang tăng lên. Các công việc đòi hỏi kỹ năng cao ngày càng mang lại nhiều sự thú vị, khiến nhiều người muốn đổ thời gian vào chúng. Thay vì dành thời gian vào những hoạt động giải trí kém hấp dẫn, không tạo ra nhiều giá trị, những lao động tri thức cùng cộng sự tập trung vào công việc, giải quyết những vấn đề đầy thách thức nhưng cũng rất thú vị.

Tuy nhiên, đó không phải lý do duy nhất tạo nên động lực làm việc cho người lao động. Linda Bell từ Cao đẳng Barnard and Richard Freeman từ Đại học Harvard đã kết luận rằng sự bất bình đẳng là nguyên nhân cốt lõi cho sự khác biệt về thời gian làm việc tại Mỹ và Đức.

Khi độ dốc thu nhập trong một nền kinh tế hoặc trong một công việc dốc hơn, mọi người sẽ cố gắng làm việc lâu hơn, chăm chỉ hơn để gia tăng cơ hội di chuyển lên các nấc thang thu nhập. Do đó, bất bình đẳng có thể giúp GDP cao hơn. (Ví dụ, sự khác biệt về sản lượng bình quân đầu người giữa Mỹ và Bỉ là do sự khác biệt về thời gian làm việc, chứ không phải do sản lượng bình quân mỗi giờ). Kết quả là, sự thành công trong công việc thường xoay quanh khả năng cống hiến thời gian, gạt bỏ những yếu tố khác.

Tương tự như bất bình đẳng, sức mạnh của tầng lớp lao động cũng là nhân tố xác định xu hướng thời gian làm việc, Michael Huberman từ trường Đại học của Montreal and Chris Minns từ trường Kinh tế London cho biết. Trong lịch sử, những người lao động đã tập hợp biểu tình đòi giảm giờ làm việc. So với những công đoàn ở châu Âu, các công đoàn yếu ớt ở Mỹ và Anh ít có khả năng giành được sự nhượng bộ. Vì thế, họ thiếu đi quyền lực để giúp những người nghèo làm việc ít hơn mà lương vẫn được giữ nguyên hoặc tăng lên.

Ảnh: Worthyblog

Vai trò của các liên minh, tổ chức trong việc giành lấy những tuần làm việc ngắn hơn không chỉ là ở khả năng thương lượng. Trong một khía cạnh quan trọng, lựa chọn về thời gian làm việc phải có được sự nhất trí của tập thể.

Các chuyên gia, dù yêu thích công việc của họ đến mức nào, cũng sẽ mong muốn được sống ở một thế giới, nơi việc xây dựng gia đình hay sử dụng thời gian nghỉ phép sẽ không tước đi cơ hội thăng chức của họ. Nhưng nếu họ không cùng đồng ý cắt giảm giờ làm việc, những người lựa chọn sự nhàn rỗi dần dần sẽ bị gạt ra, nhường quyền quyết định lại cho số ít tham công tiếc việc - những người sẽ tiến tới vị trí lãnh đạo.

Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém, các quyết định cá nhân liên quan đến công việc chắc chắn sẽ liên tục phát triển và thay đổi nhằm đảm bảo những hoạt động chung cùng bạn bè, đồng nghiệp.

Edward Glaeser từ Đại học Harvard, Bruce Sacerdote từ Đại học Dartmouth và Jose Scheinkman từ Đại học Columbia mô tả “hiệu ứng số nhân xã hội”, chỉ ra rằng khi bạn làm việc chung hay giải trí cùng những người khác thì cảm giác về khoảng thời gian mất đi sẽ dễ chịu hơn. Cụ thể, tham gia một lễ hội sẽ vui hơn nếu bạn bè của bạn cũng rảnh rỗi để tận hưởng, ngược lại, bạn sẽ cảm thấy mất mát một giá trị nào đó khi lỡ mất công việc mà các đồng nghiệp đều đang làm.

Sự linh hoạt của cá nhân trong việc lựa chọn thời gian làm việc là rất quan trọng; mỗi người có một nhu cầu và sở thích khác nhau. Tuy nhiên, thi thoảng, chúng ta cũng phải đánh giá, xác nhận rằng, liệu cuộc sống có những điều gì quan trọng hơn công việc hay không.

Châu Anh/Theo The Economist

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo