Thứ sáu, 31/3/2023 | 04:54 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ bảy, 5/5/2018, 16:11 (GMT+7)

Nikkei: Cơn sốt trà sữa ở Việt Nam

Hồ Trịnh Huyền Trang Thứ bảy, 5/5/2018, 16:11 (GMT+7)

Trà sữa kiểu Đài Loan đang dần thay thế "văn hóa cà phê" lâu đời ở Việt Nam, Nikkei nhận định.

Ding Tea, một thương hiệu đến từ Đài Loan, góp phần rất lớn trong việc phổ biến loại đồ uống này. Vào Việt Nam từ 2013, đây hiện là chuỗi trà sữa lớn nhất với 200 cửa hàng trên toàn quốc. Giá đồ uống ở Ding Tea dao động từ 30.000 đến 60.000 đồng, cao hơn một tách cà phê. Tuy nhiên, điều này không làm giảm sức hút với người tiêu dùng Việt, đặc biệt là nữ giới và sinh viên.

Ngoài ra, chuỗi trà sữa trong nước Toco Toco là một trong những thương hiệu lớn nhất với các sản phẩm và giá cả tương tự. Nhiều chi nhánh nằm ở khu vực trung tâm thành phố hoặc gần trường học, dưới dạng cửa hàng "take-away" (mang đi). Nguyễn Bích Ngọc, một nữ khách hàng Hà Nội, cho biết cô đến Toco Toco ít nhất 3 lần một tuần. Cô không thích vị đắng của cà phê mà chọn trà vì "dễ uống hơn và ngon như món tráng miệng" khi thêm trái cây và trân châu.

Một khách hàng mua trà sữa tại Toco Toco. (Nguồn: Nikkei)

Việt Nam hiện có 30 thương hiệu trà sữa hoạt động trên 1.500 cửa hàng, từ các thương hiệu Đài Loan như Gong Cha đến những tên tuổi Nhật Bản như Goky.

Doanh số bán trà cũng đang tăng tại các siêu thị và cửa hàng bán lẻ. Co.opmart, một chuỗi siêu thị lớn ở TP HCM, bắt đầu bán trà sữa tại khu vực ăn uống từ tháng 10 năm ngoái. Trà vị hoa quả đang rất đắt hàng tại Citimart, một chuỗi thuộc sở hữu của nhà bán lẻ Nhật Bản Aeon. Chuỗi cà phê The Coffee House vừa mở một cửa hàng trà sữa vào tháng 11/2017 và dự kiến sẽ tăng thêm 40 cửa hàng trong năm nay.

"Thời trà sữa"

Người Việt từng thích cà phê hơn trà kiểu phương Tây được sử dụng trong món đồ uống Đài Loan. Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil. Năm ngoái, tiêu thụ cà phê đạt 150.000 tấn trong khi trà chỉ bằng 1/5 - 30.000 tấn. Văn hóa quán cà phê được Pháp giới thiệu trong thời kỳ thuộc địa từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20. Sự phổ biến của các quán cà phê trong nước là một phần di sản của thời kỳ này.

Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong 2007, các sản phẩm nước ngoài lần lượt du nhập vào. Từ đó, phong cách ăn uống cũng bị ảnh hưởng của phương Tây. Trà sữa Đài Loan phù hợp với xu hướng này, giúp tăng sự phổ biến của đồ uống theo phong cách phương Tây trên khắp đất nước. Khoảng cách giữa lượng tiêu thụ cà phê và trà đang được thu hẹp lại khi doanh thu tại các chuỗi trà sữa tăng hơn 20% mỗi năm.

Trang Hồ/ Theo Nikkei

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo