Thứ ba, 30/5/2023 | 23:54 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ năm, 21/10/2021, 09:00 (GMT+7)

Thiếu điện trầm trọng, Trung Quốc có thể phải tạm gác tham vọng giảm phát thải

Thanh Long (Theo CNBC) Thứ năm, 21/10/2021, 09:00 (GMT+7)

Theo giới phân tích, Trung Quốc có thể phải gác lại các kế hoạch tham vọng nhằm giảm lượng khí thải carbon, ít nhất là trong ngắn hạn, để giải quyết khủng hoảng thiếu điện ngày càng trầm trọng hiện nay.

“Giống như các thị trường khác ở châu Á và châu Âu, Trung Quốc phải hành động để cân bằng giữa nhu cầu cấp bách là điện, bằng cách đốt than nhiều hơn, và việc thể hiện cho thế giới thấy cam kết của họ đối với các mục tiêu giảm phát thải khí carbon. Tuy nhiên, thực tế trong ngắn hạn là Trung Quốc và nhiều quốc gia khác không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng tiêu thụ than để đáp ứng nhu cầu điện”, ông Gavin Thompson, phó chủ tịch phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, nói.  

dien-trung-quoc-jpeg-8538-1634751884.jpg

Trung Quốc có thể phải gác lại các kế hoạch tham vọng nhằm giảm lượng khí thải carbon, ít nhất là trong ngắn hạn, để giải quyết khủng hoảng thiếu điện. Ảnh: Getty Images. 

Từ giữa tháng 8, 20 tỉnh thành trên khắp Trung Quốc đã bị cắt điện ở các mức độ khác nhau. Có một số yếu tố gây ra cuộc khủng hoảng điện hiện nay, gồm nguồn cung than thiếu hụt, chính phủ khắt khe hơn trong mục tiêu giảm lượng khí thải và nhu cầu tiêu thụ điện của các nhà sản xuất tăng mạnh. Khủng hoảng điện khiến nhiều nhà máy ở Trung Quốc phải tạm ngừng sản xuất và các ngân hàng lớn theo đó hạ dự báo GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Việc thực hiện nghiêm túc các mục tiêu phát thải sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc 1 - 3 điểm phần trăm trong quý IV năm nay và quý I/2022, Barclays Research ước tính. Vì vậy, các nhà kinh tế của Trung Quốc có khả năng sẽ nới lỏng hai mục tiêu phát thải trong năm nay, theo giới chuyên gia tại Barclays.

“Chỉ còn 3 tháng là kết thúc năm 2021, chúng tôi cho rằng Trung Quốc sẽ rất khó đạt được mục tiêu kép về kiểm soát khí thải của năm nay năm nay. Theo chúng tôi, chính phủ có thể áp dụng một cách tiếp cận linh hoạt hơn đối với các mục tiêu của mình, đặc biệt là trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng vốn đang chậm lại và mùa đông năm nay có thể lạnh hơn bình thường”, họ viết trong một báo cáo.

Giới chức Trung Quốc được cho là đang hối thúc các công ty năng lượng quốc doanh lớn nhất phải đảm bảo nguồn cung cấp đủ điện cho mùa đông bằng mọi giá. Để làm được điều này, họ có thể nới lỏng các hạn chế đối với việc nhập khẩu than của Australia, một số nhà phân tích cho biết.

Các chuyên gia kinh tế của Barclays cho biết: “Lệnh cấm nhập khẩu than từ Australia đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu than trong nước. Họ cho hay Australia là nhà cung cấp than hàng đầu của Trung Quốc vào năm 2019 và chiếm 39% tổng lượng than nhập khẩu của Trung Quốc".

Barclays dự đoán Trung Quốc sẽ tăng đáng kể nhập khẩu than trong quý IV, đặc biệt là từ các nước xuất khẩu than lớn.

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc bắt đầu phải giải phóng than của Australia bị mắc kẹt tại các cảng của Trung Quốc do lệnh cấm nhập khẩu, Reuters đưa tin. Khoảng một triệu tấn than của Australia được lưu giữ tại các kho ngoại quan dọc theo bờ biển Trung Quốc.

Tăng sử dụng than đá sẽ giúp Trung Quốc tránh được một cuộc khủng hoảng điện kéo dài và suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Nhưng điều đó sẽ phải trả giá bằng việc mục tiêu giảm lượng khí thải carbon, ít nhất là trong ngắn hạn, các nhà phân tích cho biết.

Morgan Stanley cho biết tăng sử dụng than không thể là giải pháp lâu dài để giải quyết tình trạng thiếu điện do họ phải đảm bảo giảm phát thải carbon trong dài hạn. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á khác có thể tăng tốc đầu tư vào năng lượng tái tạo, theo ngân hàng.

Họ lưu ý rằng tính đến tháng 8, Trung Quốc đã chuyển khoảng 69% tổng đầu tư phát điện vào năng lượng gió và thủy điện.

“Do đó, chúng tôi dự đoán đầu tư vào năng lượng tái tạo giữ tốc độ ổn định trong những năm tới. Tình trạng thiếu hụt gần đây sẽ tạo thêm động lực cho chính quyền các địa phương đẩy nhanh kế hoạch của họ".

Năm 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình năm ngoái tuyên bố lượng khí thải carbon của Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm vào năm 2030 và nước này sẽ đạt được mức độ trung tính về carbon vào năm 2060. Để đạt được những mục tiêu đó, Trung Quốc đưa ra chính sách kiểm soát kép, yêu cầu các tỉnh hạn chế sử dụng năng lượng và cắt giảm cường độ sử dụng năng lượng, tức lượng năng lượng được sử dụng trên một đơn vị GDP.

Vào giữa tháng 8, cơ quan hoạch định kinh tế của Trung Quốc thông báo rằng có 20 tỉnh thành không đạt được ít nhất một trong hai mục tiêu về phát thải trong nửa đầu năm nay. Tháng trước, cơ quan này cũng nhận định chính sách kiểm soát kép với các biện pháp nghiêm ngặt hơn là một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu điện trên diện rộng.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo