Thứ năm, 1/6/2023 | 23:52 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ sáu, 7/12/2018, 18:03 (GMT+7)

Tận dụng chiến tranh thương mại, CPTPP, EVFTA để trở thành trung tâm đồ nội thất thế giới

Nguyễn Thị Kim Dung Thứ sáu, 7/12/2018, 18:03 (GMT+7)

Gỗ Việt sẽ hưởng lợi

Hội Thủ công Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP HCM (HAWA) vừa tổ chức Hội thảo “Cơ hội từ thương mại Mỹ - Trung Quốc giữa hai làn hiệp định EVFTA/CPTPP và sự hình thành của Trung tâm đồ nội thất thế giới tại Việt Nam” tại TP HCM với thông điệp chính là cơ hội phát triển nền công thương nghiệp nội thất tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc là cơ hội lớn cho ngành sản xuất gỗ Việt Nam gia tăng số lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ vì hiện nay thuế suất của chúng ta vào Mỹ là 0%.

Theo vị chủ tịch này, năm 2019 là thời điểm của ngành công nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam, hội tụ các yếu tố cần thiết để tạo ra sự đột phá, trở thành ngành mũi nhọn và hướng tới sự hình thành trung tâm gỗ - nội thất của thế giới tại Việt Nam. “Chúng ta sẽ trở thành công xưởng lớn để thiết kế và sản xuất đồ gỗ tốt nhất cho thế giới, từng bước chiếm lĩnh khâu cuối cùng của chuỗi cung ứng và xây dựng thương mại cho ngành phân phối đồ nội thất trên thế giới. Chúng ta có quyền hy vọng Việt Nam sẽ sớm trở thành nhà cung ứng chính cho các công trình nội thất lớn trên thế giới”.

Cũng tại Hội thảo, ông Tim Liston, Phó Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam, cho rằng với tình hình leo thang của thương mại Mỹ - Trung Quốc, cơ hội cho hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ cũng như chiều giao thương ngược lại đều rất tốt.

“Chỉ cần nắm được các nguyên tắc khi làm ăn tại thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế bởi ngoài vị trí địa lý tương đồng, Việt Nam còn có nhiều thế mạnh đến từ các hiệp định thương mại của khu vực. Mỹ đang mở rộng cửa cho doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường”, ông Tim Liston nói.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng như EVFTA và CPTPP đối với ngành gỗ sẽ là câu chuyện thay đổi mạnh mẽ, bắt đầu từ sự dịch chuyển sản xuất từ các nước đến Việt Nam. “Nhiều cơ hội về thị trường đầu tư tài chính, thương mại, thiết kế, nguyên liệu, thiết bị, marketing,…được đồng hành, hội tụ về Việt Nam", ông Khanh kết luận.

Ảnh: Tạp chí Công Thương.

Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, bên cạnh thu hút đầu tư, hai hiệp định EVFTA và CPTPP sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất thay đổi định hướng cơ cấu thị trường xuất khẩu trong thời gian tới. Bởi, EVFTA hay CPTPP sẽ mở đường cho sản phẩm Việt Nam hiện diện sâu vào những thị trường tham gia hiệp định như Canada, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, Mexico, Chile.

Ông Tuấn nhận định, nội lực công nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới. Việt Nam sẽ nỗ lực trong 7 – 8 năm nữa trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu đồ nội thất, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho hay ngành gỗ Trung Quốc vốn không còn được chính phủ chủ trương ưu ái phát triển. Việc vướng phải những rào cản thương mại từ thị trường Mỹ leo thang cũng khiến quốc gia đứng đầu xuất khẩu sản phẩm gỗ thế giới mất dần lợi thế sang Việt Nam.

Liên quan tới hiệp định VPA/FLEGT, ông cho rằng đây không phải là “món quà của thượng đế” mà là việc cần làm để nâng cao tầm của đồ gỗ Việt Nam. “Nếu chúng ta không quản lý được nguồn gốc của nguyên liệu gỗ thì không thể làm thương mại với ai được”.

Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho rằng: “Thành tựu càng cao, áp lực càng lớn. Bạn bè quốc tế sẽ chú ý đến ngành gỗ của Việt Nam và việc họ đặt ra những rào cản là khó tránh khỏi”.

Những cản trở để ngành gỗ Việt tận dụng lợi thế từ hiệp định thương mại

Ngoài những thuận lợi trên, các diễn giả cũng đề cập đến những tồn đọng của ngành gỗ tại hội thảo. Ông Khanh cho biết trong số 4.500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ, hơn 93% là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.

“Sản xuất nhỏ lẻ lâu này vẫn là tồn tại của Việt Nam, khiến sự phát triển của ngành đồ gỗ chưa tương xứng với tiềm năng. Ngành gỗ vẫn còn rất nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả trong chuỗi giá trị của ngành đặc biệt đứng trong lợi thế về xuất khẩu lớn như hiện nay”, ông nói.

Còn theo ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch GIBC, các doanh nghiệp đồ gỗ ở Việt Nam có thế mạnh về sản xuất lớn nhưng chưa đầu tư mạnh vào thương mại. Ông Trai cho biết nếu như tổng giá trị trong chuỗi sản xuất đồ gỗ trên thế giới là khoảng 140 tỷ USD, giá trị hàng hóa tiêu dùng của người sử dụng hơn 450 tỷ USD, bao gồm giá trị của thương mại, thiết kế, phân phối, thương hiệu.

Ông cho rằng: “Nếu chúng ta định hướng lại câu chuyện của ngành chế biến gỗ theo con số 450 tỷ USD, tham gia cả khâu thiết kế, thương hiệu, thương mại, phân phối,… thì rõ ràng, giá trị mà Việt Nam nhận được so với hiện tại sẽ rất lớn”.

Hướng đến mốc phát triển mới này, ông Trai cho rằng Việt Nam nên tận dụng các lợi thế hội tụ hiện nay để sớm hình thành một trung tâm đồ nội thất thế giới tại đây. Sự hình thành trung tâm này sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành, giúp các doanh nghiệp khai thác giá trị gia tăng tốt hơn, bền vững hơn và vị thế kinh tế của Việt Nam cũng được khẳng định trên thương trường thế giới.

Phan Vũ

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo