Thứ bảy, 25/3/2023 | 04:53 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ tư, 5/10/2022, 22:49 (GMT+7)

OPEC+ sẽ giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày

Theo VnExpress Thứ tư, 5/10/2022, 22:49 (GMT+7)

Đại diện các nước tham gia cuộc họp hôm nay của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cho biết với báo giới rằng nhóm này sẽ giảm sản xuất 2 triệu thùng dầu mỗi ngày từ tháng 11.

Mức giảm sản lượng trên là lớn nhất kể từ tháng 4/2020. Động thái này cho thấy OPEC+ có ý định giữ giá ở mức cao sau khi trải qua 7 năm giá thấp, giới phân tích cho biết.

-4898-1664982663.jpg

OPEC+ cắt giảm sản lượng mạnh nhất kể từ tháng 4/2020. Ảnh: Reuters. 

Sau khi tăng lên trên 100 USD/thùng trong 6 tháng đầu năm do chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, giá dầu đã giảm tới 32% trong 4 tháng qua do lo ngại về kinh tế toàn cầu. Dầu thô Brent có thời điểm xuống dưới 83 USD một thùng lần đầu tiên kể từ tháng 1.

OPEC+ giảm sản xuất tháng thứ hai liên tiếp. Tháng trước, họ thống nhất giảm 100.000 thùng/ngày trong tháng 10.

Quyết định hôm nay tác động lên kế hoạch áp trần giá bán dầu Nga của các nước G7. Động thái này đồng thời xóa kỳ vọng về khả năng OPEC+ tăng cung sau nhiều tháng nỗ lực ngoại giao của Mỹ. Quyết định được đưa ra chỉ chưa đầy 3 tháng sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Saudi Arabia, quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong OPEC.

Trước cuộc họp, các thành viên OPEC+ cho biết quyết định của họ sẽ là sự phản ứng với tình hình kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc. Chiến dịch phong tỏa ngăn Covid-19 đang kìm hãm nhu cầu dầu tại đây.

Các nhà phân tích thì cho rằng việc giảm sản xuất chính là thắng lợi với Nga, quốc gia cũng tham gia OPEC+. Sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra hồi tháng 2, sản xuất dầu của Nga đã giảm khoảng 1 triệu thùng một ngày. Từ ngày 5/12, lệnh cấm nhập dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ có hiệu lực, đe dọa đến nguồn thu từ bán dầu của nước này. Việc OPEC+ giảm sản xuất cũng sẽ hạn chế việc Nga mất thị phần trên toàn cầu.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo