Các thành viên của OPEC đã thống nhất với nhiều nước đồng minh khác trong việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng nữa tức là đến tháng 12/2018.
Tuy nhiên Weafer cho biết trong khi việc Nga không ủng hộ kéo dài thỏa thuận cắt giảm là một ý niệm điên rồ nhưng đặt trong bối cảnh quốc gia này đang ưu tiên thay đổi nền công nghiệp thì lại là điều hợp lý.
Ông cũng bổ sung thêm nếu giá dầu giữ ở ngưỡng 60- 65 USD, khả năng Moscow ủng hộ việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm qua tháng 3/2018 là điều gần như không thể. Nga sẽ vẫn hưởng lợi ngay cả khi giá dầu chỉ ở khoảng 55 USD/thùng. Đồng thời, bất cứ động thái giá dầu tăng nào xảy ra thì Mỹ lại tăng cường sản lượng dầu đá phiến. Ông Weafer tin rằng mức giá này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Nga trở nên đa dạng hóa.
Ông Weafer nhận định "Khi giá dầu thô tăng cao, rủi ro đầu tư vào các dự án khai thác dầu của Mỹ và Canada càng lớn. Điển hình là năm 2014, thị trường cũng đã từng chứng kiến lượng dầu thừa toàn cầu tăng mạnh". Vì vậy ông cho rằng việc Nga ủng hộ ý kiến kéo dài thảo thuận cắt giảm sản lượng có thể tạo nên rủi ro về cú đổ vỡ vào năm tới.
Bộ trưởng Năng lượng Nga ông Alexander Novak hồi tháng 10 từng khẳng định Moscow ủng hộ việc kéo dài kỳ hạn của thảo thuận cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2018. Tuy nhiên, ông Weafer cho rằng nhận định của Bộ trưởng Novak không hợp lý vì giá dầu lúc đó mới ở ngưỡng 50-55 USD/thùng.
Giá dầu thô chiều hôm thứ 6 tuần trước tăng 1,14% lên 62,05 USD/thùng. Cùng lúc, giá dầu thô Mỹ tăng 1,6% lên 56,01 USD/thùng.
Hồi tháng 6/2014, giá dầu thô bắt đầu sụp đổ từ ngưỡng 120 USD/thùng do nhu cầu giảm trong khi đồng USD mạnh và sản lượng dầu đá phiến Mỹ bùng nổ. Trước việc giá dầu thấp trong khi thị trường lại đang thừa dầu, OPEC cùng 10 quốc gia xuất khẩu dầu thô khác ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác nhằm tái cân bằng thị trường vào cuối năm 2016.
Ông Weafer dự đoán rằng nếu Nga lựa chọn phương án không tham gia kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng, thì điều này đồng nghĩa họ đang nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế và bớt phụ thuộc vào dầu mỏ. Hơn thế nữa, Weafer cho biết điện Kremlin đang nhất quán trong quan điểm rằng đồng rúp sẽ là nhân tố tốt đối với nền kinh tế. Và trong khi giá dầu tăng từ khoảng 55 USD/thùng lên 64 USD/thùng trong vài tuần trở lại đây thì tỷ giá USD/RUB lại suy yếu. Đó là lý do tại sao Nga khá thoải mái khi giá dầu giữ ở mức ổn định trong khoảng 55 USD/thùng hơn là 65 USD/thùng.
Đức Quỳnh/CNBC