Thứ năm, 1/6/2023 | 15:05 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ tư, 29/9/2021, 08:15 (GMT+7)

Điều gì đằng sau khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc

Thanh Long (Theo Reuters) Thứ tư, 29/9/2021, 08:15 (GMT+7)

Trung Quốc đang rơi vào khủng hoảng điện do nguồn cung than thiếu hụt, các tiêu chuẩn về khí thải ngày càng khắt khe và nhu cầu tiêu thụ của các nhà sản xuất tăng mạnh. Giá than vì thế cũng lên cao kỷ lục và buộc chính phủ phải yêu cầu hạn chế sử dụng điện trên diện rộng.

Trung Quốc bị thiếu điện từ khi nào?

Quy định hạn chế sử dụng điện trong các hộ gia đình chỉ vừa mới có hiệu lực. Tuy nhiên, các cơ sở công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc đã vật lộn với tình trạng giá điện tăng mạnh và phải hạn chế sử dụng điện ít nhất là từ tháng 3. Khi đó, chính quyền Nội Mông yêu cầu một số ngành công nghiệp nặng, như nhà máy luyện nhôm, hạn chế sử dụng điện để họ có thể đạt được mục tiêu sử dụng năng lượng trong quý đầu tiên.

Tháng 5, các nhà sản xuất ở Quảng Đông, tỉnh xuất khẩu chính của Trung Quốc, cũng nhận được yêu cầu tương tự trong bối cảnh thời tiết nắng nóng kết hợp với sản lượng thủy điện thấp hơn bình thường, gây căng thẳng cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Các khu công nghiệp lớn khác dọc bờ biển phía đông nước này gần đây cũng bị giới hạn mức tiêu thụ điện và bị cắt điện luân phiên.

trung-quoc-thieu-dien-5276-1632852479.jp

Trung Quốc đang rơi vào khủng hoảng điện do nguồn cung than thiếu hụt, các tiêu chuẩn về khí thải ngày càng khắt khe và nhu cầu tiêu thụ của các nhà sản xuất tăng mạnh. Ảnh: Reuters

Mục tiêu sử dụng năng lượng của Trung Quốc là gì?

Cuối năm 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu rằng Trung Quốc sẽ giảm lượng khí thải CO2 trên mỗi đơn vị GDP (mật độ carbon) hơn 65% so mức của năm 2005 vào năm 2030.

Là quốc gia đứng đầu thế giới về lượng khí thải CO2 và các khí gây ô nhiễm khác, việc Trung Quốc có thể cắt giảm lượng khí thải được xem là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại.

Mức sử dụng năng lượng của Trung Quốc có giảm không?

Theo Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC), chỉ 10 trong 30 khu vực thuộc Trung Quốc đại lục đạt mục tiêu giảm sử dụng năng lượng trong 6 tháng đầu năm nay.

Để thúc đẩy tỷ lệ này, NDRC vào giữa tháng 9 công bố các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với những khu vực không đạt mục tiêu, đồng thời sẽ yêu cầu các quan chức địa phương giải trình kế hoạch hạn chế nhu cầu tiêu thụ năng lượng cho khu vực của họ.

Trung Quốc sản xuất ít điện hơn vào năm 2021?

Tổng sản lượng điện của Trung Quốc tính đến tháng 8 năm nay thực chất tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020, và tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2019. Các nhà máy điện tăng cường phát lên lưới để đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp đang gia tăng.

Tuy nhiên, cùng với việc công suất phát điện tăng, lượng khí thải độc hại được thải ra nhiều hơn, với con số ghi nhận được trong quý I đã vượt qua mức trước đại dịch Covid-19.

Các khu vực hạn chế cung cấp điện như thế nào?

Chính quyền các tỉnh Chiết Giang, Giang Tô, Vân Nam và Quảng Đông yêu cầu các nhà máy hạn chế sử dụng điện hoặc giảm sản lượng.

Một số nhà cung cấp điện gửi thông báo tới các doanh nghiệp công nghiệp nặng về việc tạm dừng sản xuất trong giờ cao điểm tiêu thụ điện, tức là từ 7h đến 23h, hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn 2 – 3 ngày một tuần.

Các đối tượng khác bị yêu cầu phải đóng cửa cho đến khi có thông báo mới hoặc tới một ngày cụ thể. Như nhà máy chế biến đậu tương ở Thiên Tân đã phải đóng cửa từ ngày 22/9 đến nay.

Ngành nào bị ảnh hưởng khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc?

Khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc có sức ảnh hưởng rất lớn, từ các ngành thâm dụng điện như luyện nhôm, luyện thép tới sản xuất xi măng, phân bón.

Ít nhất 15 doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc hoạt động trong ngành sản xuất vật liệu và hàng hóa, từ nhôm, hóa chất đến thuốc nhuộm và đồ nội thất, đều cho biết hoạt động của họ đã bị gián đoạn do quy định hạn chế sử dụng điện.

Người dân cũng bị ảnh hưởng theo. Các hộ gia đình ở khu vực đông bắc Trung Quốc bị yêu cầu hạn chế sử dụng bình nóng lạnh và lò vi sóng để tiết kiệm điện.

Bắc Kinh phản ứng thế nào với khủng hoảng điện?

Cuối tuần trước, NDRC cho biết sẽ tích cực làm việc để giải quyết tình trạng thiếu điện, song lại không cung cấp chi tiết về các bước sẽ thực hiện.

Một thách thức lớn trong ngắn hạn đối với Bắc Kinh là tranh chấp thương mại với Australia, nước xuất khẩu than lớn thứ 2 thế giới. Căng thẳng thương mại với Australia đã hạn chế đáng kể các chuyến hàng than sang Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền các địa phương cũng siết các tiêu chuẩn an toàn sau khi xảy ra hàng loạt vụ tai nạn, sản lượng tại các mỏ than của nước này vì thế bị giảm xuống.

Một yếu tố khác là tình trạng thiếu hụt khí đốt tự nhiên trên toàn cầu trong bối cảnh một số nền kinh tế lớn tích trữ nhiên liệu để phục vụ cho đà phục hồi hậu đại dịch.

Tuy nhiên, Tổng công ty Lưới điện Quốc gia Trung Quốc ngày 27/9 cho biết sẽ dốc toàn lực để đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng và sẽ điều động nhiều điện hơn trên toàn hệ thống của mình.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo