Thứ năm, 1/6/2023 | 07:08 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ ba, 16/8/2022, 15:30 (GMT+7)

BSC: Giá xi măng tăng không đủ bù đắp đà đi lên của than

Đỗ Lan Thứ ba, 16/8/2022, 15:30 (GMT+7)

Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), tổng sản lượng tiêu thụ xi măng giảm do xuất khẩu khó khăn. Sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa đi ngang, trong khi xuất khẩu 6 tháng đầu năm giảm 50% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu giảm do giá dầu tăng mạnh làm tăng chi phí vận chuyển và giảm sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhu cầu tại thị trường chủ lực Trung Quốc yếu vì chính sách chống Covid-19 tại nước này. Các thị trường xuất khẩu lớn khác như Philippines và Bangladesh gia tăng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước. 

new-project-43-6552-1660632667.jpg

Sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa 5 tháng đầu  các năm. Nguồn: BSC

Kết quả kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp xi măng suy giảm so với cùng kỳ do biến động tăng giá nguyên vật liệu. Mặc dù các doanh nghiệp xi măng đã thực hiện tăng giá bán từ 10%-15% so với đầu năm nhưng do giá than (chiếm khoảng 30%-35% giá thành sản xuất) nhập khẩu tăng gấp đôi kể  từ đầu năm khiến biên lợi nhuận gộp của các hầu hết doanh nghiệp trong ngành suy giảm mạnh. Một số ít doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp duy trì cao nhờ hưởng lợi từ nguồn cung than giá thấp như CTCP Xi măng La Hiên (thuộc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam).

BSC dự báo giá than nhập khẩu sẽ tiếp tục ở mức cao đến hết năm 2022 do nhu cầu thế giới tăng cao và nguồn cung khí thiên nhiên thiếu hụt. Nhu cầu than duy trì ở mức cao do lệnh cấm nhập khẩu than từ Nga của các nước phương Tây khiến giá của các nước xuất khẩu khác tăng cao. Bên cạnh đó, Trung Quốc đẩy mạnh cấp phép cho các nhà máy nhiệt điện mới để giải quyết tình trạng thiếu điện làm tăng nhu cầu đối với than nhiệt và nguồn cung khí thiên nhiên (nhiên liệu thay thế than trong sản xuất điện) thiếu hụt khi bước vào mùa đông. 

new-project-44-3506-1660632667.jpg

Diễn biến giá than nhập khẩu. Nguồn: BSC

Do 70% nguồn cung than trong ngành xi măng đến từ nhập khẩu, BSC cho rằng chi phí sản xuất sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm 2022. Giá bán tăng không đủ bù đắp đà tăng giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá than.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo