Thứ năm, 1/6/2023 | 20:39 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ ba, 9/11/2021, 09:39 (GMT+7)

Tồn kho lớn, doanh nghiệp xăng dầu hưởng lợi khi nhu cầu hồi phục và giá tiệm cận đỉnh

Ngọc Điểm Thứ ba, 9/11/2021, 09:39 (GMT+7)

Giá xăng tiệm cận đỉnh tháng 6/2014, nhu cầu hồi phục

Gần như đi ngang trong tháng 7 và 8, từ tháng 9, giá xăng dầu các loại liên tục được điều chỉnh tăng. Giá xăng RON 95-IV vùng I tăng từ 21.230 đồng/lít cuối tháng 8 lên 24.430 đồng/lít trong kỳ điều chỉnh gần nhất và tiệm cận với vùng đỉnh thiết lập tháng 6/2014. Giá dầu hỏa 2 - K tăng từ 15.170 đồng/lít lên 17.630 đồng/lít. Giá diesel 0,001 S-V tăng từ 16.010 đồng/lít lên 19.060 đồng/lít. So với cùng kỳ năm trước, giá xăng tăng 62,4%, giá dầu hỏa tăng 65% và diesel tăng 81,5%.

gia-xang-dau1-6633-1636425667.png

Đơn vị: đồng/lít

Theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thời gian quan chịu ảnh hưởng của việc nhu cầu tăng khi các nước dần nới lỏng lệnh cấm đi lại, thiếu nguồn cung về than và khí đốt tại Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu, mức dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm…

Đối với thị trường trong nước, theo dự báo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nhu cầu tiêu thụ xăng dầu quý IV sẽ phục hồi so với các quý trước nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ xăng dự kiến phục hồi và giảm 30% so với cùng kỳ 2020; nhu cầu tiêu thụ dầu DO sẽ phục hồi và giảm khoảng 16% so với cùng kỳ 2020; nhu cầu tiêu thụ xăng máy bay Jet cũng phục hồi nhưng mức độ chậm hơn so với tiêu thụ xăng dầu trong quý IV/2020.

PVN cũng cho biết, trong quý IV, các tổ chức quốc tế như Cơ quan năng lượng Mỹ (EIA), WM, Reuters Thompson dự báo giá dầu trung bình thế giới sẽ ở khoảng 75 USD/thùng. Nhu cầu thị trường tăng tốt hơn vào giai đoạn cuối năm và thiếu hụt nhu cầu có thể ở mức 1 triệu thùng/ngày.

Tồn kho lớn, doanh nghiệp xăng dầu hưởng lợi

Ngoài ra, dịch bệnh tái bùng phát mạnh trong quý III đã ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ xăng dầu trên cả nước. PVN báo cáo lượng di chuyển trên đường tại Việt Nam từ tháng 5-9 giảm tới 60% so với mức bình thường. Tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, thị trường chiếm khoảng 20% tổng lượng tiêu thụ xăng dầu cả nước, trong giai đoạn giãn cách nhu cầu xăng dầu giảm khoảng 80%. Vì vậy, tồn kho xăng dầu cả nước cuối tháng 7 và đầu tháng 8 ở mức cao. Trong đó, tồn kho của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở mức 80-90% cả xăng và DO (tương đương khoảng 260.000 – 280.000 m3), Nhà máy lọc dầu Dung Quất trên 70% đối với xăng 95 (tương đương 96.000 m3).

Theo SSI Research, việc sản lượng tiêu thụ chậm trong quý dẫn đến tồn kho cao cuối quý III giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) có một nguồn hàng giá thấp có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng ghi nhận trong quý IV. Mặt khác, chênh lệch giữa giá các sản phẩm hóa dầu và dầu thô có xu hướng gia tăng trong quý cuối năm, giá các sản phẩm lọc hóa dầu như xăng dầu, LPG, hạt nhựa đều có xu hướng tăng mạnh trong thời gian qua và nhanh hơn tốc độ tăng của giá dầu thô giúp công ty có thể cải thiện biên lợi nhuận.

Đồng thời, sản lượng BSR quý IV có thể tăng 44% so với quý III nhờ nhu cầu dồn nén và việc nới lỏng giãn cách giúp cản thiện nhu cầu tiêu thụ xăng dầu. Bên cạnh sự phục hồi từ nhu cầu nội địa, BSR cũng được hỗ trợ bởi chính sách của Chính phủ trong việc tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu xăng dầu, ưu tiên sử dụng nguồn cung nội địa thay cho hàng nhập khẩu.

ton-kho-xang-dau-6402-1636423027.png

Đơn vị: tỷ đồng

Theo BCTC hợp nhất quý III, tại thời điểm 30/9, giá trị hàng tồn kho của Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt 17.522 tỷ đồng, gấp đôi thời điểm đầu năm và tăng 56% so với cuối quý II.

Không chỉ doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng được kỳ vọng hưởng lợi khi tồn kho giá thấp lớn mà giá bán hiện tăng mạnh kèm nhu cầu hồi phục sau dịch. 

Hàng tồn kho của Petrolimex (HoSE: PLX) tại thời điểm cuối kỳ có giá trị 11.738 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cuối quý II nhưng tăng 25% so với đầu năm. PV Oil (UPCoM: OIL) đạt 3.224 tỷ đồng, tăng 39% so với quý II và tăng 76% so với quý III.

Xét trong quý III, tuy chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, đa phần các doanh nghiệp xăng dầu đều cải thiện đáng kể lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước.

BSR lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 476 tỷ đồng quý III, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng lãi 4.021 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 4.063 tỷ cùng kỳ. Quý III, PV Oil lãi 43 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 24 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đạt 404 tỷ đồng. 

Đặc biệt, Thương mại Dầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HoSE: PSH) ghi nhận lợi nhuận đột biến 151 tỷ đồng quý III, gấp nhiều lần con số 7,5 tỷ đồng quý III/2020; 9 tháng đạt 247 tỷ đồng, gấp 19 lần. Nguyên nhân được doanh nghiệp lý giải là giá dầu thế giới tăng liên tục và chi phí bán hàng giảm đáng kể. Không chỉ bán lẻ xăng dầu trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long, PSH còn có nhà máy lọc dầu Nam Sông Hậu Cái Răng công suất 700.000 lít/ngày.

Ngược lại, Petrolimex lãi ròng 76 tỷ đồng, giảm 91% so với quý III/2020 do sản lượng giảm, giá đầu vào không ổn định khiến biên lợi nhuận gộp giảm từ 11,2% xuống 5,8%. Lũy kế 9 tháng, lãi ròng đạt 2.235 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 37 tỷ cùng kỳ.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo