Thứ ba, 6/6/2023 | 16:42 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ năm, 28/3/2019, 11:26 (GMT+7)

Rà soát quỹ đất doanh nghiệp đẩy nhanh xác định giá trị cổ phần hóa

Trần Ngọc Tùng Thứ năm, 28/3/2019, 11:26 (GMT+7)

Sáng 28/3, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề về cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2017-2020, có 127 doanh nghiệp cổ phần hóa. Trong đó, 44 đơn vị thực hiện trong năm 2017, 64 đơn vị trong năm 2018, 18 đơn vị trong năm 2019 và 1 đơn vị năm 2020.

Họp báo chuyên đề Bộ Tài chính sáng 28/3. Ảnh : Lê Hải.

Trong năm 2018, có 23 doanh nghiệp được cấp phép cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 31.706 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn Nhà nước là 16.739 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ theo phương án được cấp phê duyệt là 20.278 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 12.118 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 2.540 tỷ đồng, đấu giá công khai 5.429 tỷ đồng, số còn lại bán cho người lao động là 179 tỷ đồng và tổ chức công đoàn là 7 tỷ đồng.

Lũy kế giai đoạn 2016-2018, có 159 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 442.275 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn Nhà nước là 206.024 tỷ đồng.

Thực tế năm qua, chỉ 28 doanh nghiệp thực hiện bán cổ phần lần đầu với giá trị cổ phần bán ra là 13.950 tỷ đồng, thu về 21.827 tỷ đồng. Tiến độ triển khai cổ phần hóa hiện nay đang chậm, chưa đạt được theo kế hoạch.

Nhiều đơn vị có số lượng doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa lớn nhưng chưa thực hiện theo đúng kế hoạch và chưa báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tiến độ thực hiện. “Thời gian đi được 2/3 chặng đường nhưng số lượng chưa được một nửa”, ông Tiến nhận xét.

Trong quý I, các cấp ngành và địa phương phải thúc đẩy rà soát lại tiến độ cổ phần hóa của các doanh nghiệp, xử lý vướng mắc chính liên quan đến việc xác định và xử lý tài sản đất đai mà nhiều địa phương hiểu khác nhau, làm chậm quá trình cổ phần hóa.

Giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa được đại diện Bộ Tài chính đưa ra là các đơn vị Nhà nước thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát lại toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của luật đất đai, trình Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có ý kiến về phương án và giá đất để phê duyệt trước khi cổ phần hóa.

Về tình hình thoái vốn, theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2017-2020, Nhà nước sẽ thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn tại các doanh nghiệp; trong đó thoái vốn tại 135 đơn vị năm 2017, 181 đơn vị trong 2018, 62 đơn vị năm 2019 và 28 doanh nghiệp năm 2020.

Năm 2018, các doanh nghiệp đã thoái được 8.640 tỷ đồng vốn, thu về 19.618 tỷ đồng, trong đó thoái vốn nhà nước tại 54 doanh nghiệp với giá trị 1.707 tỷ đồng, thu về 3.327 tỷ đồng; thoái vốn Nhà nước tại 3 doanh nghiệp không thuộc danh sách với giá trị 334 tỷ đồng, thu về 404 tỷ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thực hiện thoái 6.598 tỷ đồng, thu về 15.887 tỷ đồng.

Theo ông Tiến, hiện nay còn nhiều doanh nghiệp đang chậm thoái vốn nhưng nhiều đơn vị muốn bán cũng không bán được do những vướng mắc pháp lý. Đơn cử như trường hợp Tổng CTCP giấy muốn thoái vốn Giấy Phương Nam hay Tổng công ty Thép muốn thoái Tisco. Đây là các vấn đề khách quan cần phải được xem xét lại.

Lê Hải

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo