Thứ sáu, 31/3/2023 | 04:48 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ sáu, 15/6/2018, 11:12 (GMT+7)

ĐHĐCĐ Viettel Global: Tháng 7 chào sàn UPCoM, ông Nguyễn Mạnh Hùng không tham gia HĐQT nhiệm kỳ mới

thuynt Thứ sáu, 15/6/2018, 11:12 (GMT+7)

Sáng ngày 15/6, tại trụ sở làm việc, CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel tổ chức kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2018, lùi 2 tháng so với ngày họp dự kiến.
Khác với phòng họp của nhiều doanh nghiệp khác, 10 lá cờ được đặt tại đây gồm cờ của Việt Nam và 9 thị trường. Viettel Global là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư lớn nhất ra thị trường nước ngoài.

Doanh thu từ nước ngoài của công ty đạt gần 1,4 tỷ USD với số thuê bao đạt 40 triệu khách hàng. Dù đạt được những thành tích trong việc mở rộng quy mô, nhiều thị trường cũng thu về lợi nhuận cao khi chưa tính lỗ chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên, tính lỗ chênh lệch tỷ giá thì công ty hiện đang lỗ 481 tỷ đồng.

Báo cáo về hoạt động kinh doanh nhiệm kỳ 2013-2015, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lê Đăng Dũng cho biết Viettel Global đã nhiều lần thay đổi thành viên ban Tổng giám đóc để bổ sung nhân sự, tìm cách làm mới trong 5 năm qua.

Khó khăn là điều ông Dũng thừa nhận và nhắc nhiều lần trong báo cáo của mình. Theo ông, ngành viễn thông thời gian qua gặp khó khăn vì sự chững lại của dịch vụ thoại. Trước đây, nguồn thu từ dịch vụ thoại tăng trưởng nhanh và có biên lợi nhuận tốt nhưng khi viễn thông chuyển sang dữ liệu đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngành.

Ông cho biết dù đầu tư, chi phí nhiều nhưng thu nhập từ dữ liệu lại thấp hơn. Xác định data là tương lai, Viettel Global nói riêng cũng như Viettel đã đưa vào dịch vụ thương mại điện tử, ví điện tử… Các thị trường tiềm năng dự kiến cũng sẽ được Viettel Global đẩy mạnh kinh doanh ví điện tử. Việc chuyển sang data từ 3G sang 4G được thực hiện tốt. Viettel Global dự kiến có thể đưa vào sử dụng 5G sau 2020.

Năm 2017 cũng như các năm tới, Viettel Global sẽ giảm dần số lao động Việt Nam, tăng chuyển giao sang người địa phương. Doanh nghiệp này cũng xây dựng và sớm thay đổi mô hình hoạt động theo hướng Holdings.

Các mảng kinh doanh và kỹ thuật Viettel Global sẽ chuyển giao cho các thành viên khác của Viettel. Công ty sẽ thuê đối với mảng công việc mà công ty không phải là bên làm tốt nhất, ông Dũng giải thích. Nhân sự giảm xuống dưới 100 người để tập trung vào vốn, dòng tiền, pháp lý, xúc tiến thị trường mới.

Ông cũng cho biết nhiệm kỳ tới công ty sẽ tập trung vào thị trường châu Á bởi nhận thấy đây là thị trường tốt nhất, có nhiều tương đồng về nền văn hóa,.. sau khi đầu tư vào nhiều châu lục khác nhau. Các thị trường châu Phi dù không vấn đề nhưng không phát triển tốt so mặt bằng chung của nền kinh tế thế giới. Viettel Global đang làm việc với Philipines và sau này có thể hướng đến một số quốc gia châu Á khác như Bangladesh…

Trong các thị trường mà Viettel đầu tư, 9/10 thị trường thuộc quản lý của Viettel Global còn duy nhất Peru do tập đoàn trực tiếp quản lý. Đây cũng là thị trường đang mang về kết quả kinh doanh tốt cho Viettel.

Liệu có hay không việc chuyển Bitel sang Viettel Global, phía tổng công ty cho biết sau 5 năm thì chủ đầu tư mới có thể chuyển nhưng phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của tập đoàn.

Báo cáo tại đại hội, lãnh đạo Viettel Global cho biết sẽ đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM vào tháng 7/2018. Giá chào sàn chưa được Viettel Global tiết lộ do cần đàm phán với Sở giao dịch. Cách định giá sẽ kết hợp phương pháp định giá tài sản và chiết khấu dòng tiền.

Tổng công ty cũng sẽ tiếp tục huy động thêm 8.000 tỷ đồng từ phát hành riêng lẻ cho 1 nhà đầu tư duy nhất là Viettel.

Mục tiêu nhằm đảm bảo tăng trưởng quy mô vốn, đáp ứng cơ cấu vốn chủ/ nợ đạt 60/40. Vốn tự có theo tính toán sẽ phải tăng lên 40.560 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ hiện tại mới chỉ ở mức 22.438 tỷ đồng.

Viettel Global cũng đã có tới 2 lần huy động vốn trong năm 2015 và 2016 qua phát hành riêng lẻ với số vốn là 10.000 tỷ đồng. Đối tác chiến lược tham gia góp vốn trong các lần đều là Viettel. Tập đoàn mẹ hiện đang sở hữu 98% vốn Viettel Global. Đợt phát hành tới đây vẫn là phát hành riêng lẻ, công ty không thể chào bán cho cổ đông hiện hữu là vì báo lỗ trong năm vừa qua.

Do đang sở hữu 98% vốn của Viettel Global nên Viettel sẽ không được quyền tham gia biểu quyết nội dung tăng vốn điều lệ. Phương án này cho phép tập đoàn mẹ là đơn vị duy nhất mua cổ phần trong đợt phát hành riêng lẻ 8.000 tỷ đồng. Các nhà đầu tư khác được chào bán chỉ sau khi cổ phiếu không được phân phối hết. Nếu Viettel mua toàn bộ số cổ phần này, tỷ lệ sở hữu sẽ tăng lên 99,03%.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về kế hoạch thoái vốn, đại diện Tập đoàn Viettel cho biết hiện Chính phủ đã phê duyệt phương án trong đó tập đoàn sẽ giữ nguyên phần vốn góp tại Viettel Global đến năm 2022. Sau năm này, Viettel Global sẽ trở thành công ty con có Vietel nắm giữ trên 65% vốn điều lệ.Thoái vốn vào thời điểm khi các khoản đầu tư đã đi vào ổn định cũng sẽ dễ dàng hơn, đại diện Viettel cho hay.

Nhân sự HĐQT và BKS nhiệm kỳ tiếp theo của Viettel Global cũng được bầu trong cuộc họp ĐHĐCĐ lần này. Trong đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, tân Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Viễn Thông Viettel cùng ông Nguyễn Thanh Hải không tham gia ứng cử. 5/7 thành viên HĐQT nhiệm kỳ cũ vẫn tiếp tục ứng cử.

Giải thích bên lề cuộc họp, ông Lê Văn Dũng cũng cho biết thêm việc ông Hùng không tham dự nhiệm kỳ tới là do ông Hùng đã đảm nhận vị trí Chủ tịch Viettel nên không tham gia HĐQT của đơn vị thành viên, thậm chí cả MBBank nơi ông hiện đang làm Phó Chủ tịch HĐQT.

Các tờ trình đều được cổ đông thông qua. Phương án tăng vốn dù không có phiếu biểu quyết của Viettel nhưng vẫn đạt tỷ lệ tán thành 94%.

Thanh Thủy

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo