Thứ bảy, 1/4/2023 | 01:21 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ tư, 4/7/2018, 07:45 (GMT+7)

Giá cổ phiếu "hờ hững" với tin tốt của doanh nghiệp

Trần Thị Mỹ Hà Thứ tư, 4/7/2018, 07:45 (GMT+7)

Thị trường chứng khoán Việt Nam quý II diễn biến hết sức bất ngờ, VN-Index lao dốc mạnh từ 1.198 điểm xuống 947 điểm (phiên 2/7), bay hơi 26,5%. Theo đó, hàng loạt cổ phiếu từ lớn đến nhỏ cùng giảm giá mạnh, mất từ 20% đến 50% hay thậm chí 70% giá trị bất chấp tình hình hoạt động kinh doanh không có gì thay đổi hay đang tốt dần lên.

Trong xu hướng giảm giá chung của thị trường thì dường như những thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh hay hỗ trợ giá đều không có nhiều tác dụng.

Tập đoàn Masan (HOSE:MSN) ngay từ cuối tháng 5 đã công bố ước kết quả kinh doanh nửa đầu năm cực kỳ lạc quan. Cụ thể, doanh thu thuần tập đoàn 6 tháng ước đạt 17.728 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận thuần gần 1,500 tỷ đồng, gấp 3,3 lần.

Kết quả kinh doanh của Masan vốn đã tăng trưởng mạnh trong quý I với lợi nhuận thuần 1.022 tỷ đồng và lợi nhuận thuần cho chủ sở hữu 816 tỷ đồng, lần lượt gấp gần 4 lần và 3,4 lần cùng kỳ năm trước. Như vậy, MSN ước quý II lợi nhuận thuần đạt gần 500 tỷ đồng, dự kiến gấp đôi thực hiện quý II/2017.

Thế nhưng, trái với kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ đi lên cùng triển vọng và kết quả kinh doanh tốt của doanh nghiệp, cổ phiếu MSN liên tục giảm giá từ vùng 113.000 đồng/cp về 76.000 đồng/cp, mất phân nửa giá trị qua 3 tháng.

Hay như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) vừa công bố 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế đạt 7.722 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ 2017 và thực hiện hơn 55% kế hoạch 2018. Các chỉ tiêu sinh lời được cải thiện như NIM đạt 2,76%, ROAA đạt 1,24%, ROAE đạt 22,71%; cao hơn mặt bằng chung của thị trường và tăng mạnh so với năm 2017.

Quý I, ngân hàng đạt 4.359 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế nên ước tính quý II đạt 3.363 tỷ đồng, tăng trưởng 33,6% so với quý II/2017.

Thế nhưng, phản ứng trước thông tin tốt này thì cổ phiếu VCB chỉ tăng nhẹ 200 đồng qua 2 phiên (thông tin được công bố vào phiên 29/6) dù cho 3 tháng qua cổ phiếu này đã giảm rất sâu từ 74.000 đồng/cp về 58.000 đồng/cp.

Bên cạnh công bố kết quả kinh doanh khả quan, việc doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ nhằm bình ổn giá cũng không khiến cổ phiếu phục hồi được.

Như mới đây, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (HOSE: CII) công bố quyết định mua hơn 1,76 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ và góp phần bình ổn giá cổ phiếu CII. Trong 3 tháng qua, cổ phiếu CII đã giảm khá mạnh từ vùng giá 33.600 đồng/cp về 25.450 đồng/cp, giảm 32%. Sau thông tin mua cổ phiếu quỹ được đưa ra, CII vẫn loanh quanh tại mức giá 25.600 đồng/cp.

Hay Công ty cổ phần Licogi 16 (HOSE: LCG) thông báo mua tối đa 2 triệu cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh qua HOSE, mục đích giảm cổ phiếu lưu hành gia tăng giá trị cho cổ đông. Dẫu vậy, sau khi thông tin được công bố thì giá cổ phiếu tiếp tục giảm từ 9.800 đồng/cp về 9.230 đồng/cp, mức đáy trong 6 tháng vừa qua.

Mặt khác, trong bối cảnh thị trường tiêu cực chung thì việc doanh nghiệp chia cổ phiếu thưởng lại càng khiến cổ phiếu lao dốc mạnh hơn.

Như cổ phiếu CVT của CTCP CMC (HOSE: CVT) vốn chỉ lình xình quanh mốc 47.000-50.000 đồng/cp thì sau khi chia thưởng tỷ lệ 30% và trả cổ tức tiền mặt 15% thì lao dốc mạnh về vùng giá 26.000 đồng/cp (giảm 27% so với giá sau điều chỉnh 35.650 đồng/cp). Hay HPG, VND, VPB, LDG cũng rơi vào trường hợp tương tự.

Điều này trái ngược với kỳ vọng của nhà đầu tư và cũng ngược với diễn biến quá khứ của cổ phiếu. Vào tháng 6/2017, CTV cũng từng chia thưởng tỷ lệ 40% bằng cổ phiếu, song giá sau khi điều chỉnh tăng từ 39.100 đồng lên 47.000 đồng/cp. Tương tự, HPG vào tháng 3/2017 thực hiện chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 50%, sau khi chia đã phục hồi từ mức 29.950 đồng/cp lên 33.000 đồng/cp.

Ngoài ra, hoạt động mua vào khối lượng lớn của lãnh đạo doanh nghiệp cũng gần như không có tác dụng. Khi cổ phiếu giảm sâu, việc mua vào của lãnh đạo doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trấn an được nhà đầu tư rằng hoạt động doanh nghiệp diễn ra bình thường và triển vọng vẫn rất tốt.

Trong bối cảnh cổ phiếu giảm sâu, ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) đăng ký mua 2 triệu cp trong khoảng thời gian từ 30/5-28/6. Cuối tháng 6 vừa qua, ông Hải cũng cho biết đã mua được 1,93 triệu cp trong tổng số 2 triệu đơn vị đăng ký. Thế nhưng cổ phiếu HBC sau khi chia thưởng tỷ lệ 50% thì tiếp tục giảm về vùng giá 23.000 đồng/cp.

Ông Đặng Thành Tâm – em trai bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA) mới đây thông báo đăng ký mua 10 triệu cp ITA, dẫu vậy cổ phiếu này vẫn trong đà giảm về mức giá 2.450 đồng/cp.

Ngọc Điểm

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo