Thứ tư, 31/5/2023 | 01:22 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ sáu, 6/8/2021, 07:21 (GMT+7)

Quỹ 2,5 tỷ đô của Dragon Capital tăng tiền mặt lên cao nhất hơn 1 năm

Thảo Anh Thứ sáu, 6/8/2021, 07:21 (GMT+7)

Quỹ thành viên Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) của Dragon Capital vừa công bố báo cáo tuần với một số biến động đáng chú ý.

VEIL thường duy trì tỷ trọng tiền mặt ở mức thấp, dưới 5% giá trị tài sản ròng trong năm gần nhất. Tuy nhiên, tại ngày 29/7, quy mô quỹ đạt gần 2.434 tỷ USD, trong đó tỷ trọng tiền mặt lên đến 5,56%, tương đương 130 triệu USD. Đây cũng là mức cao nhất trong hơn 1 năm qua. Trong khi đó, vào thời điểm 1/7, quỹ thành viên của Dragon Capital chỉ nắm giữ 40,2 triệu USD tiền mặt, tương đương tỷ lệ 1,6%. Như vậy, quỹ đã bán ròng khoảng 90 triệu USD (khoảng 2.060 tỷ đồng) trong tháng vừa qua.

Đáng nói, động thái tăng tỷ trọng tiền mặt diễn ra trong thời điểm thị trường chứng khoản Việt Nam điều chỉnh giảm sâu. Cụ thể, VN-Index đã giảm 7%, tương đương 98,5 điểm so với cuối tháng 6, đứng ở mức 1.310,05 điểm. Mức giảm này đã khiến VN-Index lọt vào top 5 các chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới. Các chỉ số khác như HNX-Index và UPCoM-Index cũng giảm lần lượt 2,62% và 3,68% so với cuối tháng 6.

veil-6807-1628220087.png

Về danh mục quỹ, top 10 khoản đầu tư lớn nhất có sự thay đổi đáng kể từ đầu năm đến nay. Cụ thể, cổ phiếu KDH và CTG bị thay thế bởi hai mã chứng khoán tại một doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng khác là Novaland và Techcombank. 

Giá NVL và TCB cũng tăng mạnh trong hơn nửa năm qua, với mức tương ứng 119% và 54%. Hiện hai mã này đang đứng ở vị trí thứ 9 và 10 trong danh mục của VEIL với giá trị đầu tư khoảng 107,5 triệu USD và 95,8 triệu USD.

veil1-8555-1628220088.png

Về cơ cấu danh mục quỹ, HPG tiếp tục là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, trong tháng qua, VEIL đã bán ròng 3,4 triệu cổ phần tại Hòa Phát, giá mã chứng khoán này cũng giảm 11% xuống 47.100 đồng/cp cuối tháng 7. Theo đó, giá trị đầu tư của HPG giảm 13% về mức 327,28 triệu USD.

Cổ phiếu VPB tụt xuống vị trí thứ 3 do thị giá giảm 18% trong vòng một tháng qua. Trong khi đó, thị giá ACB giảm ít hơn (khoảng 5%) giúp tỷ trọng mã này lên vị trí thứ 2. Như vậy, 3 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất đều đạt trên 10% tại thời điểm cuối tháng 7 là HPG (13,97%), ACB (10,7%) và VPB (10,65%). 

Hầu hết các cổ phiếu trong danh mục quỹ đều giảm giá do thị trường điều chỉnh giảm sâu trong tháng qua, điều này khiến tỷ trọng các mã tại 29/7 thấp hơn thời điểm đầu tháng. Riêng tỷ trọng các mã MWG và FPT lại tăng nhờ giá cổ phiếu biến động tích cực trong kỳ. Cụ thể, giá MWG tăng 8% lên 163.000 đồng/cp, song VEIL bán ròng khoảng 4 triệu đơn vị khiến giá trị khoản đầu tư giảm 7%.

Giá trị đầu tư tại FPT là khoản tăng duy nhất trong danh mục quỹ trong tháng vừa qua nhờ giá cổ phiếu tăng 5% lên 93.400 đồng/cp tại ngày 29/7 và VEIL cũng mua ròng gần 337.000 đơn vị mã này.

Tính từ đầu năm, hiệu suất đầu tư của quỹ ngoại đạt 31,45%, vượt cả thành tích cao trong cả năm ngoái là 22,78%. Tỷ suất sinh lời này cũng tăng hơn mức tăng của VN-Index là 18,58%. Tuy nhiên, tính riêng hiệu suất quỹ trong tháng 7 thì con số là âm 7% trước diễn biến đi xuống của thị trường chung.

Mới đây, ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc tư vấn đầu tư Dragon Capital Việt Nam - cho biết quỹ hạ dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm nay xuống 40% do tác động của làn sóng Covid-19. Nếu dịch được kiểm soát từ tháng 9 đến tháng 11 năm nay, thì mức tăng cho năm 2022 là 22-25%. Theo vị này, nhìn ngược lại thời điểm năm 2020, không ai cho rằng lợi nhuận sẽ tăng trưởng 30-40%, nhưng khi Covid đi qua, sự hồi phục của các nền kinh tế rất mạnh, trên kỳ vọng của nhiều chuyên gia. Mỹ là một ví dụ, GDP quý II tăng 6,6%, mức cao nhất mấy chục năm qua.

Với giả định tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp năm nay khoảng 35-40%, P/E sẽ ở mức 14-15 lần. Năm 2022, nếu tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp khoảng 22-25% thì PE giảm còn 11,5-12 lần, cách xa so với P/E trung bình thị trường 15-16 lần. Do đó, chỉ có vài công ty trên thị trường có mức định giá cao so với trung bình toàn thị trường và xét về tổng thể P/E 11-12 thì không đắt.

Do vậy, trong ngắn hạn, nhà đầu tư mất 5 - 10% từ mức đỉnh của thị trường là hoàn toàn bình thường, song dài hạn có thể kiếm được 30 - 50%. Nếu tin vào tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp năm 2022 khoảng 22-25% thì vùng VN-Index khoảng 1.200 - 1.250 điểm là vùng nên quan tâm, có thể xuống tiền mua cổ phiếu doanh nghiệp tốt", chuyên gia của Dragon Capital nói.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo