Thứ ba, 21/3/2023 | 15:07 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ hai, 28/11/2016, 20:00 (GMT+7)

Ông Nguyễn Sơn: “NĐT thích đánh nhanh thắng nhanh nhưng người thiết kế luật chơi phải thận trọng”

Đặng Phương Mai Thứ hai, 28/11/2016, 20:00 (GMT+7)

Là một trong những cán bộ đầu tiên của Ngân hàng nhà nước (NHNN) được cử tham gia thành lập Ủy ban chứng khoán (UBCK), ông Nguyễn Sơn đã có 20 năm làm việc tại Vụ Phát triển thị trường chứng khoán (UBCK Nhà nước), trong đó ông đã giữ cương vị Vụ trưởng gần 10 năm. Tháng 9 năm nay ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).

Đang làm việc với vai trò là người thiết kế luật chơi tại UBCK nhà nước, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng các đề án, chính sách và các sản phẩm mới cho thị trường, giờ đây ông lại là người chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai các sản phẩm chính sách mình đã đề ra trước đây.

Khi phóng viên hỏi ông về việc này, ông chỉ cười “Đúng là mình sẽ làm những gì trước đây mình đề ra, T+0, bán chứng khoán chờ về, các sản phẩm phái sinh, cover warrant...mọi thứ sẽ thực tế hơn, cụ thể hơn”.


Là người thiết kế luật chơi, giờ đây ông Nguyễn Sơn đóng vai trò đầu tầu thực hiện các sản phẩm chính sách ông đã đề ra trước đây

Từ cán bộ Ngân hàng nhà nước đến người thiết kế luật chơi TTCK

Bên cạnh chức danh Vụ trưởng, ông còn đóng vai trò là người phát ngôn của UBCK Nhà nước trong một thời gian dài do đó ông Sơn luôn được cánh nhà báo chứng khoán săn đón. Những ngày này, thị trường đang hào hứng chuẩn bị chào đón sự kiện 20 năm TTCK. Rất khó khăn chúng tôi mới hẹn gặp được ông bởi thời gian này ông rất bận rộn.

Gương mặt phúc hậu, nụ cười thân thiện, vị Chủ tịch VSD nhớ lại quãng thời gian làm việc tại UBCK, giữ vai trò người phát ngôn của thị trường.

"Chúng tôi, những cán bộ trẻ lúc bấy giờ từ NHNN chuyển qua để làm một công việc rất mới, háo hức mà chưa biết "nó" phải làm thế nào".

Ông Nguyễn Sơn

“Xây dựng TTCK là một công việc rất mới mẻ, khó khăn và phức tạp, bởi lẽ trước đây trong quan niệm của kinh tế XHCN, chúng ta cho rằng TTCK là một thiết chế riêng có của chủ nghĩa tư bản và gắn với nó là những điều không phù hợp với CNXH".

Có thể, công việc xây dựng mô hình cho TTCK VN được khởi động khá sớm. Giai đoạn năm 1994-1995, Chính phủ đã giao cho NHNN, Bộ Tài chính (BTC) và UBND TP.HCM nghiên cứu xây dựng các đề án về TTCK.

Chính phủ đã lựa chọn đề án nghiên cứu do Nhóm cán bộ thị trường vốn của NHNN xây dựng để làm nền tảng xây dựng TTCK VN.

Ngày 28/11/1996, Chính phủ đã ký Nghị định 75/CP về thành lập UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức và quản lý TTCK ở Việt Nam. Trên nền tảng đó, bộ máy lãnh đạo của UBCKNN được hình thành từ tháng 4/1997 bao gồm các cán bộ làm việc tại NHNN, BTC và một số Bộ, ngành liên quan.

Ông Sơn nhớ lại, "chúng tôi, những cán bộ trẻ lúc bấy giờ từ NHNN chuyển qua để làm một công việc rất mới, háo hức mà chưa biết "nó" phải làm thế nào. Và với tôi được làm việc tại Vụ phát triển thị trường là đơn vị xây dựng các đề án, chính sách văn bản quy phạm pháp luật cho việc vận hành thị trường".

Hầu hết các thành viên UBCK thời kỳ đầu không được đào tạo chuyên sâu về TTCK, vậy việc xây dựng các văn bản thị trường chúng ta đã học hỏi từ thị trường nào thưa ông?

Ông Nguyễn Sơn: Có thể nói gần như tất cả các cán bộ lúc bấy giờ chưa ai được đào tạo bài bản về TTCK tại nước ngoài, mà tất cả chúng tôi đều tự học, nghiên cứu các mô hình quốc tế.

Hồi đó, chúng tôi được tiếp cận các dự án hỗ trợ VN xây dựng TTCK từ các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan và một số nước Âu, Mỹ. Trong đó, tôi là người khá may mắn được tham dự các khoá đào tạo nghiên cứu ở TTCK Hàn Quốc, Đài Loan.

Tôi nhớ, hồi đó các bạn quốc tế đã hỗ trợ đưa chuyên gia đào tạo, định hướng xây dựng mô hình, chính sách TTCK cho phù hợp với một nền kinh tế chuyển đổi và thị trưởng khởi lập. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm tạo dựng TTCK khi mà Châu Á vừa trải qua cuộc Khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997.

Có thể nói, các bài học kinh nghiệm của nước ngoài là vô cùng quan trọng, bởi lẽ các thị trường này có những điểm tương đồng với mình vì họ đều là thị trường mới nổi. Họ cũng nghiên cứu và kế thừa các thị trường phát triển như Mỹ hoặc một số nước châu Âu. Họ đặt ra chuẩn hóa cho thị trường mới nổi tại châu Á và phù hợp với mình. Và có lẽ vậy, nên có thể nói mô hình chúng ta xây dựng có điểm gì đó khá gần gũi với Hàn Quốc, Đài Loan.

Ông có nhớ văn bản đầu tiên mà đơn vị ông xây dựng là gì không thưa ông?

Hồi đó, chưa có Vụ Pháp chế như bây giờ nên đơn vị chúng tôi được giao nhiệm vụ làm đầu mối của UBCKNN để xây dựng đề án và văn bản pháp lý về TTCK. Lúc đó, chúng tôi đang nghiên cứu xây dựng đề án thành lập SGDCK Việt Nam và các quy phạm cho vận hành của nó, thì được Chính phủ chỉ đạo giao xây dựng đề án thành lập Trung tâm mua, bán cổ phiếu.

Xuất phát điểm của chỉ đạo này là do BTC (lúc đó là cơ quan độc lập với UBCKNN) có báo cáo Chính phủ thành lập Trung tâm này để hỗ trợ công tác cổ phần hoá.

Đây chính là nền tảng để chúng ta xây dựng Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội sau đó.

Có thể nói việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK và Quyết định 127/QĐ-TTg về thành lập TTGDCK TP. HCM và TTGDCK Hà Nội là định hình nền tảng khung pháp lý cao nhất về TTCK và mô hình cấu trúc TTCK lúc bấy giờ. Đó là sự kế thừa kinh nghiệm quốc tế về tổ chức TTCK. Điều này cũng phù hợp với chúng ta là nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường với những bước đi ban đầu hết sức sơ khai.

Thời điểm đó, chúng ta định hướng TTGDCK TP.HCM khai trương trước vào năm 2000 với mô hình tổ chức niêm yết cho các công ty lớn, hội đủ điều kiện niêm yết, còn TTGDCK HN chúng ta rút kinh nghiệm sau 5 năm (2005) để tổ chức theo mô hình thị trường dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có sự quản lý của nhà nước (gần với mô hình thị trường OTC hiện đại).

Theo ông, đâu là bước ngoặt lớn nhất trong việc ban hành chính sách cho thị trường trong suốt thời gian qua?

Tôi nghĩ có 2 giai đoạn căn bản:

Giai đầu tiên là giai đoạn chuẩn bị để vận hành thị trường. Tháng 7/2000, UBCK đã ban hành một loạt chính sách quy định về mô hình trung tâm giao dịch, vận hành thị trường bao gồm quy chế, thông tư về giao dịch, thành viên giao dịch, quy định niêm yết, cơ chế công bố thông tin, cơ chế cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia như thế nào.

Ngoài ra, cơ chế pháp lý liên quan đến tỷ lệ tham gia nước ngoài theo hướng nới lỏng dần dần có sự kiểm soát (không được nắm giữ quá 20% với cổ phiếu và 40% với trái phiếu, trong đó một cá nhân không quá 5% với cổ phiếu, tổ chức không quá 10%; rồi đến lên 30%; mở lên lên 49%, và đến nay có thể đến 100%).

Thứ hai là chính sách về thuế và phí, lúc đó UBCK đang độc lập, và lúc đó vẫn có quan điểm là để thị trường tự hoạt động, sau đó Nhà nước mới xem có đánh thuế không. Nhưng chúng tôi cho rằng cần phải xây dựng chính sách thuế ngay từ đầu, và cần phải quy định rõ cho nhà đầu tư và DN biết khoản nào đánh thuế và không đánh thuế; khoản nào được ưu đãi về thuế để khuyến khích DN lên sàn.

Trên nền tảng đó, chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng CP để có Quyết định 39/1999/TTg về chính sách ưu đãi thuế đối với TTCK. Theo đó, các CTCK khi thành lập được miễn thuế thu nhập DN 2 năm và giảm 50% cho 2 năm tiếp theo. Đối với cty niêm yết, ngoài các ưu đãi đang được hưởng theo quy định của pháp luật, khi niêm yết các công ty này được ưu đãi thuế 50% cho 2 năm tiếp theo. Nhờ vậy đã khuyến khích rất nhiều DN niêm yết. Trước đây NĐT cá nhân được miễn thuế. Sau này mới điều chỉnh lại suất thuế thu nhập cá nhân khi bán cổ phiếu.

Không thể chạy theo ý thích nhà đầu tư

Một số ý kiến cho rằng tại thị trường Việt Nam, các chính sách thường chạy theo sau thị trường? Một số sản phẩm tự phát ra đời sau đó mới có luật để kiểm soát, ông nghĩ gì về điều này?

Thị trường VN khác với thông lệ các nước. Các nước hình thành tự phát, do nhu cầu bức xúc, vấn đề về trao đổi giao thương các giấy tờ có giá từ đó hình thành thị trường, sau đó họ đưa ra quy định để hình thành luật chơi và cần bàn tay nhà nước để điều chỉnh.

Bản thân NĐT luôn muốn cơ chế lỏng nhưng ở góc độ thiết kế luật chơi và người trực tiếp vận hành thị trường thì phải thận trọng. Bởi nhà đầu tư lúc lên không sao nhưng lúc mất tiền thì gọi điện lên ủy ban kêu, thậm chí là chửi bới.

Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch VSD

Nhưng mình đi hoàn toàn ngược lại. Chủ trương của Đảng và Chính phủ thành lập TTCK để có kênh huy động vốn, DN phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Chủ trương gắn với chuyển đổi nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.

Trong quan điểm về mặt xây dựng chính sách, thị trường của mình chuyển đổi nên phải cẩn trọng, không phải mình không biết những sản phẩm đó. Khi mình lập thị trường, các nước đã có bán khống, giao dịch trong ngày… Nhưng khi đó, nhận thức từ phía người quản lý, người điều hành thị trường và công chúng đầu tư còn hạn chế.

Tâm lý người Á Đông họ rất nhanh và thích hiệu ứng đòn bẩy, cái gì “tay không bắt giặc” rất thích nhưng tính chịu rủi ro rất thấp. Tâm lý đám đông bày đàn rất nhiều, chỉ một tin đồn cũng đổ xô đi mua hoặc đổ xô đi bán đẩy thị trường giảm rất sâu. Trên quan điểm đó, những người xây dựng chính sách như chúng tôi phải nghiên cứu, quy định rất thận trọng.

Những ngày đầu, thị trường chỉ mở cửa vào ngày thứ 2,4,6 và chỉ khớp lệnh một phiên, sau này mở dần ra giao dịch cả tuần, có phiên mở cửa đóng cửa, giao dịch liên tục, một thời gian sau mới đưa vào lệnh thị trường và các lệnh mới. Cứ theo lộ trình, chu kỳ thanh toàn là T+4, sau T+3 rồi T+2. Ngày xưa chưa có margin, sau này mới đưa margin vào. Đầu tiên chỉ có cổ phiếu, rồi trái phiếu chính phủ, trái phiếu DN. Ban đầu thiết kế giao dịch phải nhập lệnh tại sàn, sau này mới giao dịch điện tử, online….Tất cả đều theo trình tự.

Nhà đầu tư nước ta rất nhanh nhẹn, linh hoạt, có thể khi đưa ra sản phẩm tháng đầu họ bỡ ngỡ, nhưng 3 tháng sau họ cần sản phẩm mới và luôn muốn thay đổi theo hướng thông lệ quốc tế, và càng nhiều đòn bẩy càng tốt. Sau này, mình thiết kế các sản phẩm cấu trúc hay nghiệp vụ phái sinh như ETF, cover warant, bán cổ phiếu chờ về, intraday trading … họ rất thích nhưng tâm lý phải đưa từ từ.

Có những sản phẩm khi đưa ra nhà đầu tư không hài lòng như margin. Ban đầu các CTCK cho vay margin tỷ lệ 70-80%, được hỗ trợ bởi ngân hàng phía sau. Khi quy định siết margin lại còn 60% họ đã kêu, và đến lúc 50-50 thị trường mới quen dần.

Bản thân NĐT luôn muốn cơ chế lỏng nhưng ở góc độ thiết kế luật chơi và người trực tiếp vận hành thị trường thì phải thận trọng. Bởi nhà đầu tư lúc lên không sao nhưng lúc mất tiền thì gọi điện lên ủy ban kêu, thậm chí là chửi bới.

Những giai đoạn thị trường sụt giảm mạnh, cơ quan quản lý đã phải sử dụng biên độ, lệnh mua giới hạn để dung hòa, ngoài yếu tố thị trường còn yếu tố chi phối hành chính.

Xin cảm ơn ông.

Kỳ 2: Không có chuyện chuyên gia và bà bán rau đều hưởng lợi như nhau

Phương Mai - Linh Lam

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo