Thứ sáu, 31/3/2023 | 03:07 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ tư, 31/1/2018, 15:07 (GMT+7)

GAS tăng trần, PVD và PVS bất ngờ giảm sàn

Nguyễn Bình Minh Thứ tư, 31/1/2018, 15:07 (GMT+7)

Biến động của thị trường trong phiên hôm nay là rất khó lường, cả hai chỉ số tăng/giảm điểm chỉ trong ‘nháy mắt’. Trong đó, sự phân hóa mạnh của các cổ phiếu vốn hóa lớn là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đáng chú ý, biên độ tăng/giảm của các cổ phiếu vốn hóa lớn trong phiên hôm nay là rất cao.

Đáng chú ý, các cổ phiếu dầu khí như PVD, PVS, PVC, PVB, PVX… đều đồng loạt giảm sâu. Trong đó, PVD và PVS đều bị kéo xuống mức giá sàn. PVD khớp lệnh được 9,2 triệu cổ phiếu, còn PVS có khối lượng khớp lệnh lên đến 16,7 triệu cổ phiếu.

Bên cạnh đó, hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn khác như BID, BVH, CTG, VCG, SHB… đều lao dốc mạnh. BVH giảm 3.700 đồng (-4,32%) xuống 34.200 đồng/CP. CTG giảm 850 đồng (-3,03%) xuống 27.200 đồng/CP và khớp lệnh 8,6 triệu cổ phiếu. BVH giảm 2.700 đồng (-4,32%) xuống 82.000 đồng/CP. STB và SHB vẫn chia sẻ hai vị trí dẫn đầu về khối lượng khớp lệnh tại HOSE và HNX. STB giảm 850 đồng (-4,97%) xuống 16.250 đồng/CP và khớp lệnh 26 triệu cổ phiếu. SHB giảm 600 đồng (-4,41%) xuống 13.000 đồng/CP và khớp lệnh 23 triệu cổ phiếu.

Mặc dù vậy, giao dịch trên thị trường vẫn đón nhận một số tích cực đến từ GAS, ROS, MSN, HPG, PVI… Trong đó, cả GAS và ROS đều được kéo lên mức giá trần.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HAG tăng 1.100 đồng (1,36%) lên 8.200 đồng/CP và khớp lệnh gần 15 triệu cổ phiếu. Các cổ phiếu bất động sản như SCR, TDH, QCG… đều điều chỉnh giảm mạnh trở lại sau phiên bứt phá hôm qua.

Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 452 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt gần 12.900 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.900 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,2 điểm (-0,02%) xuống 1.110,36 điểm. Toàn sàn có 115 mã tăng, 158 mã giảm và 63 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 1,47 điểm (-1,15%) xuống 125,9 điểm. Toàn sàn có 79 mã tăng, 91 mã giảm và 188 mã đứng giá.


Biến động của thị trường đang là khá khó lượng, cả hai chỉ số thay đổi trạng thái tăng/giảm điểm chi trong một thời gian ngắn. Tại thời điểm 13h30, VN-Index đang tăng trên 15 điểm nhờ lực đẩy đến từ các cổ phiếu như GAS, VPB, VRE, VIC, FPT... Trong đó, GAS bất ngờ đi ngược lại xu hướng chung của nhóm ngành dầu khí khi tăng lên 124.600 đồng/CP. VIC tăng 2.400 đồng (2,82%) lên 87.400 đồng/CP sau thông tin lãi quý IV gần 2.700 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ năm trước. VRE dường như cũng đang có dấu hiệu bứt phá khi tăng 1.700 đồng (3,08%) lên 56.900 đồng/CP.

Cặp đôi HAG và HNG cũng giao dịch rất tích cực mặc dù KQKD quý IV/2017 của HAG vừa được công bố không quá tích cực. HAG tăng 310 đồng (3,83%) lên 8.400 đồng/CP và khớp lệnh 11,3 triệu cổ phiếu. HNG tăng 150 đồng (1,74%) lên 8.750 đồng/CP.

Lỗ ròng (lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ) quý IV/2017 của HAG là 58,5 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận ròng cả năm 2017 là 629 tỷ đồng. Tuy bị lỗ quý IV và khiến cho lợi nhuận cả năm bị giảm so với 9 tháng, nhưng đây cũng là kết quả tốt hơn so với con số lỗ gần 1.600 tỷ đồng trong năm 2016.


Áp lực bán bất ngờ dâng lên rất cao, trong đó, các cổ phiếu dầu khí giảm sâu đã tạo áp lực lớn lên thị trường. PVD giảm 1.850 đồng (-6,27%) xuống 27.650 đồng/CP và khớp lệnh hơn 2,6 triệu cổ phiếu. GAS giảm 2.500 đồng (-2,15%) xuống 114.000 đồng/CP. PVS giảm 2.600 đồng (-8,5%) xuống 28.000 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh vọt lên gần 7 triệu cổ phiếu.

Ngoài ra, hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa khác như BID, BVH, PLX, VNM... cũng đều chìm trong sắc đỏ.

Tại thời điểm 10h, VN-Index đang giảm 5,34 điểm (-0,48%) xuống 1.105,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 85,6 triệu cổ phiếu, trị giá 2.226,6 tỷ đồng.


Thị trường mở cửa phiên giao dịch mới với những diễn biến khá thận trọng. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường đang có sự phân hóa mạnh. Riêng trong nhóm ngân hàng cũng đã có sự phân hóa rõ nét. Các cổ phiếu như BID, CTG, VPB… đang đồng loạt tăng giá mạnh. BID tăng 900 đồng (2,5%) lên 26.900 đồng/CP. CTG tăng 750 đồng (2,67%) lên 28.800 đồng/CP và khớp lệnh 1,2 triệu cổ phiếu. VPB tăng 1.000 đồng (1,89%) lên 53.900 đồng/CP.

Trong khi đó, MBB, HDB, STB… lại giao dịch có phần khá yếu. MBB đang giảm 400 đồng (-1,22%) xuống 32.400 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,7 triệu cổ phiếu. Cả STB và EIB đang biến động với biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu trụ cột như SAB, VIC, VRE, FPT, VCG, DBC… đều đang nhích lên trên mốc tham chiếu và giúp duy trì sắc xanh của hai chỉ số. MSN đang tăng 2.000 đồng (2,2%) lên 92.800 đồng/CP. FPT tiếp tục tăng 1.300 đồng (2,03%) lên 65.300 đồng/CP nhờ kết quả kinh doanh năm 2017 mới công bố là rất tích cực.

Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu dầu khí lại đang giao dịch theo chiều hướng khá xấu. GAS, PVD, PVS, PVC… đều chìm trong sắc đỏ. PVD đang giảm sâu 1.100 đồng (-3,73%) xuống 28.400 đồng/CP và khớp lệnh 1,1 triệu cổ phiếu. Việc nhóm ngành này giao dịch có phần tiêu cực là do ảnh hưởng từ những biến động xấu của giá dầu thế giới. Giá dầu WTI hôm thứ ba tiếp tục giảm mạnh do sản lượng khai thác của Mỹ tăng, khiến nhà đầu tư lo lắng tình trạng thừa dầu.

Sau khoảng 30 phút giao dịch, VN-Index tăng 4,92 điểm (0,44%) lên 1.115,48 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 46 triệu cổ phiếu, trị giá 1.200 tỷ đồng.

HNX-Index tăng 0,58 điểm (0,46%) lên 127,95 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 16 triệu cổ phiếu, trị giá 287 tỷ đồng.

SSI Retail Research cho rằng thị trường có thể sẽ kiểm định lại các mức đỉnh cũ 1123 điểm của chỉ số VN-Index và 1110 điểm của chỉ số HNX-Index. Đồng thời, theo hệ thống chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn, rủi ro ngắn hạn vẫn có chiều hướng tăng dần và thị trường sẽ có sự phân hóa khi thị trường sẽ tiếp tục đón nhận các thông tin về KQKD quý 4/2017. Ngoài ra, tỷ trọng cổ phiếu tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp cho thấy cơ hội đầu tư ngắn hạn sẽ trở nên khó khăn hơn và thích hợp cho các nhà đầu tư ưa thích lướt sóng T+3.

Hệ thống chỉ báo xu hướng của SSI Retail Research vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số và nâng mức cắt lỗ của hệ thống lên mức 1065,48 điểm của chỉ số VN30 và 123,63 điểm của chỉ số HNX-Index. Do đó, SSI Retail Research khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn hạn chế mua đuổi ở các nhịp tăng và ưu tiên nắm giữ các cổ phiếu Largecaps đang duy trì xu hướng tăng hoặc tận dụng các nhịp hồi phục để đưa tỷ trọng cổ phiếu về mức khuyến nghị.

Bình An

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo