Thứ ba, 30/5/2023 | 23:57 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ tư, 15/9/2021, 10:19 (GMT+7)

Cổ phiếu ngược sóng

Bình An Thứ tư, 15/9/2021, 10:19 (GMT+7)

Thị trường chứng khoán hơn 8 tháng qua vẫn biến động theo chiều hướng tích cực. VN-Index đóng cửa phiên 10/9 ở mức 1.345,31 điểm, tương ứng tăng 21,87% so với phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021. Trong khi đó, HNX-Index tăng đến 72,34% còn UPCoM-Index tăng 26,45%.

Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn được cho là động lực chính giúp thị trường chứng khoán đi lên với thanh khoản đột biến. Tính đến hết phiên 13/9, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mua ròng lên đến 63.215 tỷ đồng.

Nhà đầu tư chứng kiến rất nhiều cổ phiếu tăng bằng lần thời gian qua. Thống kê toàn thị trường chứng khoán từ đầu năm đến hết phiên 10/9 có đến 229 mã tăng giá trên 100%. Không chỉ các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, nhiều mã vốn hóa lớn cũng có mức tăng rất mạnh như VPB của VPBank (HoSE: VPB) tăng 98,8%, NVL của Novaland (HoSE: NVL) tăng 115%, FPT của Tập đoàn FPT (HoSE: FPT) tăng 85,8%, SSI của Chứng khoán SSI (HoSE: SSI) tăng 96,9%...

Tuy nhiên không phải tất cả các cổ phiếu đều biến động theo xu thế thị trường chung. Thay vào đó còn rất nhiều cổ phiếu dường như "bất động" trước sóng tăng này, thậm chí nhiều cổ phiếu còn giảm sâu và khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ trong khi nhìn các cổ phiếu khác liên tục bứt phá.

Thống kê toàn thị trường chứng khoán từ đầu năm đến phiên 10/9 ghi nhận 26 cổ phiếu khối lượng giao dịch trung bình trên 50.000 đơn vị/phiên có mức giảm giá trên 20%.

Các cổ phiếu giảm giá trên 20% trên TTCK từ đầu năm đến phiên 10/9. Chỉ tính các cổ phiếu có KLKL TB trên 50.000 đơn vị/phiên.

Các cổ phiếu giảm giá trên 20% trên TTCK từ đầu năm đến phiên 10/9. Chỉ tính các cổ phiếu có KLKL TB trên 50.000 đơn vị/phiên.

Cái tên được nhiều nhà đầu tư nhắc đến bởi việc giá cổ phiếu liên tục dò đáy bất chấp sự sôi động của thị trường chứng khoán là YEG của Yeah1 (HoSE: YEG). Cổ phiếu này chốt phiên 10/9 ở mức 15.4500 đồng/cp, tương ứng giảm 66,5% so với cuối năm 2020.

Từng là một trong số những cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt Nam với mức đỉnh 343.000 đồng/cp (28/6/2018), cổ phiếu của Yeah1, doanh nghiệp với 2 mảng kinh doanh chính truyền thông kỹ thuật số và truyền thông thương mại đa kênh, liên tục đi xuống sau sự cố với YouTube đầu năm 2019. Theo đó, YouTube đã cắt đứt thỏa thuận lưu trữ nội dung khiến kết quả kinh doanh của Yeah 1 liên tục lao dốc và báo lỗ 2 năm liên tiếp 2019 và 2020.

Diễn biến giá cổ phiếu YEG. Nguồn: Tradingview.

Diễn biến giá cổ phiếu YEG. Nguồn: Tradingview.

Dù ban lãnh đạo công ty vạch ra rất nhiều kế hoạch nhưng tình hình vẫn không có sự chuyển biến trong nửa đầu năm 2021 khi đơn vị này lỗ ròng 202 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2020 lãi 402 triệu đồng. Tương ứng, tổng lỗ lũy kế tính đến thời điểm 30/6/2021 vào mức 201 tỷ đồng.

Cổ đông lớn của Yeah1 là bà Trần Uyên Phương - ái nữ nhà Tân Hiệp Phát đã lô đáng kể chỉ sau hơn một năm đầu tư vào cổ phiếu YEG. Bà Phương đã liên tục bán ra cổ phiếu YEG trong thời gian gần đây và hiện còn nắm giữ 4,56 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 12,5%). Thời điểm bà Phương bán ra, cổ phiếu YEG chỉ loanh quanh cùng 15.000 - 17.000 đồng/cp, trong khi vào năm 2020, cá nhân này chi gần 300 tỷ đồng (49.100 đồng/cp) để nắm giữ 6 triệu cổ phiếu YEG và trở thành cổ đông lớn thứ 2, sau Chủ tịch là ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống.

Cổ phiếu tiếp theo gây chú ý đó là HNG của HAGL Agrico (HoSE: HNG) khi giảm 52% kể từ đầu năm. Sau khi HAGL Agrico đã chính thức về tay Thaco và trở thành công ty con của Thagrico (Thadi cũ) hồi đầu năm 2021, cổ phiếu này hơn nửa đầu năm biến động trồi sụt quanh mức hơn 10.000 đồng/cp đến 13.000 đồng/cp. Trong khi đó, từ cuối tháng 7 đến nay, HNG liên tục lao dốc và về mức đấy của 4 năm. Chốt phiên 10/9, giá cổ phiếu HNG chỉ còn 7.000 đồng/cp.

Diễn biến giá cổ phiếu HNG. Nguồn: Tradingview.

Diễn biến giá cổ phiếu HNG. Nguồn: Tradingview.

Nguyên nhân khiến cổ phiếu này lao dốc thời gian qua đến từ việc Thaco thông báo sẽ dừng mua 741,5 triệu cổ phiếu HNG hoán đổi nợ cho Thagrico. Nguyên nhân do dịch bệnh Covid-19 phức tạp đang gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Thagrico, khó khăn trong việc lấy giấy tờ đất từ BIDV và đặc biệt do việc liên tục bán ra cổ phần từ phía HAGL (HoSE: HAG) làm giá HNG trên thị trường giảm sút nặng.

Nửa đầu năm 2021, HAGL Agrico đạt 512 tỷ doanh thu, giảm 56% so với cùng kỳ. Công ty lỗ ròng gần 123 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái có lãi hơn 11 tỷ đồng.

Cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn là SAB của Sabeco (HoSE: SAB) giảm gần 22% so với cuối năm ngoái. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đi cùng việc giãn cách đang gây không ít khó khăn đến hoạt động kinh doanh của đa số doanh nghiệp đặc biệt là các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống. Lợi nhuận nửa đầu năm 2021 của Sabeco ghi nhận lãi sau thuế hơn 2.057 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Để có được kết quả trên, doanh nghiệp tiết giảm đáng kể chi phí, trong đó, chi phí lãi vay giảm 22%, chi phí quản lý cũng giảm 54%.

Diễn biến giá cổ phiếu SAB. Nguồn: Tradingview.

Diễn biến giá cổ phiếu SAB. Nguồn: Tradingview.

Bộ đôi cổ phiếu trong hệ sinh thái Vinamilk (HoSE: VNM) là MCM của Giống bò sữa Mộc Châu (UPCoM: MCM) và GTN của GTNFood (HoSE: GTN) cũng đều ghi nhận mức giảm lần lượt 23,4% và 30%.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo