Thứ sáu, 31/3/2023 | 16:02 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Thứ tư, 2/5/2018, 15:07 (GMT+7)

Cổ phiếu lớn lại đồng loạt giảm sàn, VN-Index mất hơn 21 điểm

Nguyễn Bình Minh Thứ tư, 2/5/2018, 15:07 (GMT+7)

Về cuối phiên giao dịch, thị trường lại bất ngờ vấp phải áp lực bán mạnh. Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn tiếp tục lao dốc. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí chịu tổn thất nặng nề nhất từ đợt bán tháo vào cuối phiên. Cụ thể, trong nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận hai cổ phiếu giảm sàn là BID và CTG. Bên cạnh đó, SHB, KLB, STB, VCB, VPB… cũng đồng loạt giảm giá rất mạnh.

Còn ở nhóm dầu khí, PVS nhập cuộc cùng với GAS và PVD giảm kịch sàn. PVS hiện tại chỉ còn 16.400 đồng/CP.

Bên cạnh đó, hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn khác như ROS, SSI, BVH… đều sụt giảm mạnh. ROS mất 5,3% xuống chỉ còn 81.400 đồng/CP. BVH giảm 5,4% xuống 87.000 đồng/CP. Có thời điểm trong phiên giao dịch, BVH đã bị kéo xuống mức giá sàn.

Ở chiều ngược lại, SAB, VCS, HPG, PLX, … là những điểm sáng hiếm hoi của thị trường phiên hôm nay. MSN tăng 1,7% lên 93.400 đồng/CP. PLX tăng trần lên 66.000 đồng/CP. VCS tăng 9,1% lên 120.000 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cặp đôi HAG và HNX lao dốc mạnh. HAG giảm sàn xuống 4.930 đồng/CP và khớp lệnh 6,8 triệu cổ phiếu.

Rõ ràng thị trường vẫn đang trong tình trạng xấu, sau những phiên giảm sâu, thị trường đều xuất hiện các nhịp ‘bull – trap’ khiến nhiều nhà đầu tư phải ‘ôm hận’ nếu bắt đáy. Dường như dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu trở lại trước tình trạng thị trường xấu như hiện tại. Thanh khoản các sàn đều duy trì ở mức thấp.

Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE, HNX và UPCoM đạt 248 triệu cổ phiếu, trị giá 6.800 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 21,18 điểm (-2,02%) xuống còn 1.029,08 điểm. Toàn sàn có 98 mã tăng, 185 mã giảm và 46 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 1,67 điểm (-1,36%) xuống 120,97 điểm. Toàn sàn có 75 mã tăng, 108 mã giảm và 53 mã đứng giá.

UPCoM-Index giảm 0,64 điểm (-1,14%) xuống 55,92 điểm. Toan sàn có 90 mã tăng, 80 mã giảm và 42 mã đứng giá.


Thị trường về cuối phiên sáng đi theo chiều hướng khá xấu. Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường đã vấp phải áp lực bán rất mạnh. Bên cạnh ba cổ phiếu GAS, PVD và HSG giảm sàn thì thị trường còn ghi nhận thêm mức giảm rất mạnh đến từ các mã như VIC, ROS… Trong đó, VIC giảm đến 4,4% xuống còn 120.400 đồng/CP. ROS giảm 3,6% xuống 82.900 đồng/CP. Việc ba cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường là GAS, VIC và ROS lao dốc đã tao ra một áp lực rất lớn lên thị trường và đẩy cả các chỉ số chính lùi sâu xuống dưới mốc tham chiếu.

Bên cạnh GAS và PVD thì nhiều cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí cũng lao dốc mạnh như PVS, PVC, PVB…. Trong đó, PVS giảm 2,7% xuống 17.700 đồng/CP. PVC giảm 1,6% xuống chỉ còn 6.100 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, PLX đang là ngôi sao sáng của thị trường trong phiên sáng, PLX tăng kịch trần lên 66.000 đồng/CP sau thông tin PLX có quyết định bổ nhiệm ông Phạm Văn Thanh giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2016 - 2021 thay ông Bùi Ngọc Bảo nghỉ hưu.

Thanh khoản thị trường phiên sáng nay vẫn chỉ ở mức trung bình với tổng khối lượng giao dịch đạt 117 triệu cổ phiếu, trị giá trên 3.000 tỷ đồng.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 12,92 điểm (-1,23%) xuống 1.037,34 điểm. Toàn sàn có 99 mã tăng, 153 mã giảm và 49 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0,34 điểm (-0,28%) xuống 122,3 điểm. Toàn sàn có 58 mã tăng, 91 mã giảm và 50 mã đứng giá.

UPCoM-Index giảm 0,53 điểm (-0,94%) xuống 56,03 điểm. Toàn sàn có 71 mã tăng, 61 mã giảm và 36 mã đứng giá.


Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ dài với những diễn biến hồi phục ở một số cổ phiếu lớn. Tuy nhiên, đà hồi phục của thị trường đã bị chặn đứng bởi những diễn biến bất ngờ ở ba cổ phiếu GAS, HSG và PVD. Cả ba cổ phiếu này đều bị kéo xuống mức giá sàn chỉ sau ít phút giao dịch. Trong đó, đây là phiên giảm sàn thứ ba liên tiếp của GAS. Còn HSG và PVD giảm sàn do những thông tin xấu về kết quả kinh doanh quý I/2018.

Cụ thể, theo BCTC hợp nhất quý II niên độ 2016-2017 của HSG, công ty này có lãi giảm 51%, chỉ đạt 420 tỷ đồng, hoàn thành 31% kế hoạch năm. Còn PVD, doanh nghiệp này lỗ nặng đến 239 tỷ đồng chỉ sau 1 quý đầu năm. Bên cạnh đó, giá dầu giảm sâu cũng tác động đáng kể đến diễn biến của nhóm dầu khí trên thị trường. Giá dầu thô hôm thứ ba giảm mạnh do dấu hiệu Mỹ tiếp tục tăng sản lượng trước thềm công bố dữ liệu nguồn cung vào hôm thứ tư. Tại Sàn giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu kỳ hạn tháng 6 giảm 1,9 % xuống 67,2 USD/thùng. Tại Sàn giao dịch Hàng hóa Liên lục địa London, giá dầu Brent giảm 1,9% xuống 73,2 USD/thùng.

Việc ba cổ phiếu trên giàm sàn đã ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư chưa kể ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư đang bị chi phối bởi những diễn biến tiêu cực trước kỳ nghỉ lễ cũng như thị trường đã bước vào tháng 5 với câu nói nổi tiếng ‘sell in may go away’.

Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn khác cũng giảm theo là PVS, VIC, SHB… điều này khiến VN-Index đảo chiều giảm điểm trở lại.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HAG giảm sâu 4% xuống chỉ còn 5.090 đồng/CP. Sở GDCK TP.HCM thông báo đưa cổ phiếu Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã CK: HAG) vào diện cảnh báo. Theo đó, cổ phiếu HAG bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 7/5/2018. Lý do là công ty kiểm toán có ý kiến ngoại trừ trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017, cổ phiếu thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định.

Sau khoảng 40 phút giao dịch, VN-Index giảm 3,51 điểm (-0,33%) xuống còn 1.046,75 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 21 triệu cổ phiếu, trị giá 581 tỷ đồng.

HNX-Index tăng nhẹ 0,62 điểm (0,5%) lên 123,23 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 7,2 triệu cổ phiếu, trị giá 109 tỷ đồng.

Bình An

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo