Theo báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường tháng 12, Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra hai kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 12. Trong đó, ở kịch bản thứ nhất, BSC dự báo VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng tích cực, hướng tới vùng cao mới 1.550 điểm nhờ dòng tiền, tâm lý tích cực, biến chủng mới không quá nghiêm trọng và kỳ vọng gói hỗ trợ kinh tế. Dòng tiền tăng trưởng, luân chuyển ở các nhóm ngành giữ mặt bằng giá tích lũy từ 1.460 – 1.500 điểm và tiếp tục bứt phá khi có thông tin hỗ trợ.
Tại kịch bản thứ 2, thông tin tiêu cực về biến chủng Covid Omicron được cho là rủi ro khiến VN-Index giảm về vùng tích lũy thấp hơn từ 1.420 – 1.450 điểm. Tuy nhiên mức giảm sâu khó xảy ra khi thông tin hỗ trợ vẫn còn phía trước và sẽ đóng vai trò mỏ neo giữ xu hướng thị trường. VN-Index sẽ quay lại vùng tích lũy với trọng tâm 1.480 điểm vào cuối tháng 12.
Với kịch bản VN-Index tăng nhẹ và phân hóa mạnh trong quá trình chờ tin hỗ trợ. Thanh khoản dự báo giảm 20% về mức 1,4 tỷ USD/phiên trong tháng 12.
BSC cho biết P/E VN-Index cuối tháng 11 ở mức 17,5 lần, tăng 3,6% với tháng trước, và cao hơn 6% so với mức P/E bình quân 5 năm. P/E VN-Index ở mức trung bình (đứng thứ 9 châu Á) tuy nhiên P/E HNX-Index đang ở mức đắt nhất so với khu vực châu Á. Theo BSC, P/E VN-Index được dự báo tăng lên mức 18 lần do thị trường có khả năng giao dịch giằng co tích lũy chờ tin hỗ trợ.
![]() |
Về chiến lược đầu tư tháng 12, BSC đánh giá các ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư công như xây dựng hạ tầng, nguyên liệu (đá, thép, xi măng, nhựa đường …) hưởng lợi việc đẩy đầu tư công trong nước và thế giới tiếp tục được khuyến nghị đầu tư.
Tiếp đến, CTCK này khuyến nghị cân nhắc một số ngành hưởng lợi như chứng khoán, ngân hàng, y tế, tiện ích, hóa chất, công nghệ thông tin, … trong trường hợp biến chủng mới Covid có diễn biến phức tạp.
Trong khi đó, các nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ việc mở cửa như bán lẻ, vận tải, sản xuất khi diễn biến dịch bệnh gia tăng được khuyến nghị theo dõi và giảm tỷ trọng.
Với diễn biến thị trường dự báo giằng co tạo nền trước khi vận động vượt 1.500 điểm, BSC cho rằng nên canh mua ở những nhịp điều chỉnh trong quá trình phân hóa trước thông tin chủng virus mới và gói hỗ trợ kinh tế
Về các yếu tố vĩ mô, số lượng ngừng kinh doanh trong tháng 11 đi ngang cùng với số lượng doanh nghiệp giải thế tăng mạnh cho thấy tình trạng Covid-19 hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phân hóa mạnh. Tuy nhiên, số doanh nghiệp thành lập mới vẫn duy trì mức tăng cao, cho thấy triển vọng hồi phục kinh tế. BSC ước tính tốc độ tăng trưởng cuối năm 2021 đạt mức 2,1% -2,5% với 2,1% là kịch bản cơ sở do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài đến cuối tháng 10.
![]() |
Theo BSC, Nghị quyết 63/NQCP, cũng như gói trợ cấp kinh tế mới sẽ giúp gia tăng tốc độ giải ngân vốn ngân sách Nhà nước trong quý IV. Kịch bản giải ngân ước đạt 85% kế hoạch trong 2021. BSC ước tính tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ đạt mức 18% so với cùng kỳ và nhập khẩu ở mức mức 28,8% vào cuối năm 2021.
![]() |
BSC hạ dự báo ước tính CPI năm 2021 xuống mức 2,4%-2,7% chủ yếu do giá lương , thực phẩm vầ giá dầu đều suy giảm so với giả định trước. Dự báo này dựa trên các giả định gồm Giá dầu Brent dao động trong vùng 75 -80 USD/thùng vào quý III; giá lợn giao dịch trong vùng từ 50.000–60.000 VND/kg; giá lương thực , thực phẩm thường tăng trở lại vào thời kỳ cuối năm.