Tại chương trình "Bí mật đồng tiền" ngày 9/3, đánh giá về nhận định nhà đầu tư bỏ tiền vào kênh đầu tư vàng thay vì chứng khoán, bà Nguyễn Hằng Nga - Phó Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Vietcombank (VCBF) cho rằng khi có bất kỳ biến động nào trên thị trường, mọi người luôn nghĩ đến vàng là kênh trú ẩn an toàn. Vì vậy, trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào giá vàng cũng tăng lên. Bà Nga đánh giá đây là một tâm lý rất bình thường.
Tuy vậy bản thân chuyên gia đến từ VCBS nghĩ rằng “hầm trú ẩn” này cần phải ở trạng thái sẵn sàng, tức là nhà đầu tư phải có sẵn vàng và khi giá mặt hàng này lên chính là bù trừ cho việc giảm ở cổ phiếu. Trong khi hiện tại, khi nhận thấy giá vàng lên nhà đầu tư mới đi mua thì “hầm trú ẩn” này có thể nguy hiểm, thậm chí là “sập hầm” trong khoảng 2 năm sau đó. Rủi ro đầu tư là khi chúng ta bị mua giá cao và bán giá thấp trong khi để có lãi phải mua thấp bán cao. Nhiều nhà đầu tư nghĩ mua cao có thể bán cao hơn nhưng trên thực tế khi nhà đầu tư mua cổ phiếu giá cao hơn sẽ khiến rủi ro nhiều hơn khi mua giá thấp.
Ông Phạm Lưu Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI cho rằng có một số nhà đầu tư không tích việc giá vàng tăng. Khi tình hình kinh tế khó khăn, giống như trời mưa phải đi tránh và đây là điều bình thường. Tuy nhiên theo ông Hưng, bây giờ có nhiều hình thức khác để tránh rủi ro nên giá vàng tăng cũng không ảnh hưởng nhiều. Về chính sách vĩ mô, sẽ không có sự can thiệp tới giá vàng ở thời điểm hiện tại do ảnh hưởng của giá vàng đến chính sách ngoại hối là rất thấp.
![]() |
Trả lời câu hỏi kỳ vọng lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán, Phó tổng giám VCBF khẳng định lạm phát vẫn luôn là kẻ thù của thị trường chứng khoán. Lạm phát duy trì ở một mức vừa phải là rất cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu lạm phát rất cao, các ngân hàng trung ương sẽ phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Bà Nga đưa ra dẫn chứng rằng Chính phủ Việt Nam đưa ra mục tiêu lạm phát dưới 4%. Khi lạm phát vượt mốc này, nhưng ngân hàng trung ương chưa có những biện pháp để giảm lạm phát ngay lập tức nếu đánh giá vấn đề trên chỉ là tạm thời. Thay vào đó, nếu ngân hàng trung ương cho rằng lạm phát có thể kéo dài trong dài và vượt xa hơn nhiều so với 4%, thì chắc chắn sẽ có các biện pháp để kiềm chế lạm phát.
Khi mà chính sách kiểm soát đưa ra, chắc chắn dòng tiền sẽ bị thắt chặt, lãi suất tăng, tiền vào chứng khoán sẽ giảm và thị trường chắc chắn sẽ giảm". Bà Nga cũng đánh giá lạm phát tăng cao không chỉ gây bất lợi cho chứng khoán mà cũng không có lợi cho nhiều mặt khác như cuộc sống của người dân, kênh đầu tư trái phiếu, bất động sản…