Thứ tư, 31/5/2023 | 00:04 GMT+7Dữ liệu doanh nghiệp

Contact

Điện thoại:
(+84) 243 9412852

Email:
info@ndh.vn

Ghi rõ nguồn “Người Đồng Hành” khi phát hành lại thông tin từ Chuyên trang Người Đồng Hành.

Nhìn lại nửa đầu năm 2022 StartupQ&A Elon Musk mua Twitter Bí mật đồng tiền Ngày ấy - Bây giờ
Chủ nhật, 24/10/2021, 14:00 (GMT+7)

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Tâm điểm nhóm xây dựng và phân bón

Bình An Chủ nhật, 24/10/2021, 14:00 (GMT+7)

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (22/10), VN-Index đứng ở mức 1.389,24 điểm, tương ứng giảm 3,46 điểm (-0,2%) so với tuần trước đó. HNX-Index vẫn tăng 6,37 điểm (1,7%) lên mức 391,21 điểm. UPCoM-Index tăng 0,92 điểm (0,9%) lên 100,36 điểm.

Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao. Giá trị giao dịch bình quân trên toàn thị trường đạt 26.486 tỷ đồng/phiên, giảm nhẹ 0,4% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, giá trị khớp lệnh bình quân đạt 25.035 tỷ đồng, tăng 4,2%.

Các nhóm ngành cổ phiếu có sự phân hóa mạnh trong tuần giao dịch vừa qua. Trong khi đó, kết quả kinh doanh quý III liên tục được công bố cũng phần nào tác động đến giá cổ phiếu và tạo ra tình trạng phân hóa này. Dù vậy dòng tiền vẫn tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trong khi các cổ phiếu vốn hóa lớn chưa có được sự sôi động cần thiết.

Ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong top 30 vốn hóa chỉ có 9 mã tăng trong khi có đến 21 mã giảm giá. SAB của Sabeco (HoSE: SAB) giảm mạnh nhất nhóm này với 3,87%.

Tiếp sau đó MWG của Đầu tư Thế giới di động (HoSE: MWG) cũng giảm 3,63%. Ngày 22/10, chuỗi bán lẻ TopZone thuộc công ty Thế Giới Di Động chính thức ra mắt 4 cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội và TP HCM. Đây là chuỗi cửa hàng chuyên bán các sản phẩm chính hãng của Apple tại Việt Nam như iPhone, iPad, Apple Watch, MacBook và các phụ kiện Apple.

Ở chiều ngược lại, NVL của Novaland (HoSE: NVL) tăng giá mạnh nhất nhóm vốn hóa lớn với 1,27%.

Tăng giá

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HoSE là FTM của Phát triển Đức Quân (HoSE: FTM) với 31,4%. Cổ phiếu FTM tăng bất chấp kết quả kinh doanh quý III là tiêu cực. Cụ thể, doanh nghiệp báo lỗ 37,5 tỷ đồng trong quý III, sau khi cùng kỳ năm trước đã lỗ 49,3 tỷ đồng. Công ty lỗ 131,5 tỷ đồng sau 9 tháng, cùng kỳ lỗ 150,5 tỷ đồng.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

Đứng thứ 2 trong danh sách tăng giá sàn tăng giá sàn này là HCD của SX và Thương mại HCD (HoSE: HCD) với 29%. Theo BCTC quý III, công ty lãi sau thuế hơn 17 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 5 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế đạt 34,5 tỷ đồng cao hơn rất nhiều so với khoản lãi 598 triệu đồng cùng kỳ 2020.

Ở sàn HNX, trong top 10 về mức tăng giá thì có đến 9 mã tăng trên 40%, trong đó, MCO của Đầu tư và Xây dựng BDC Việt Nam (HNX: MCO) tăng giá mạnh nhất với 56,5%. Trong tuần, MCO đã có cả 5 phiên tăng trần. Doanh nghiệp này cũng đã công bố BCTC quý III với lợi nhuận sau thuế chỉ ở mức 32,3 triệu đồng, giảm so với mức 49,3 triệu đồng của cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt cũng chỉ gần 88 triệu đồng.

Ngoài MCO thì trong top 10 tăng giá sàn HNX còn có 4 cổ phiếu ngành xây dựng là ICG của Xây dựng Sông Hồng (HNX: ICG), LCS của Licogi 16.6 (HNX: LCS), VE8 của Xây dựng Điện Vneco 8 (HNX: VE8) và SD9 của Sông Đà 9 (HNX: SD9).

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

Tương tự, nhóm cổ phiếu phân bón cũng biến động tích cực khi PSW của Phân bón hóa chất dầu khí Tây Nam Bộ (HNX: PSW), PSE của Hóa chất DK Đông Nam bộ (HNX: PSE) hay NFC của Phân lân Ninh Bình (HNX: NFC) đều nằm trong top tăng giá sàn HNX.

Tại sàn UPCoM, đa số các mã tăng giá mạnh đều thuộc diện thanh khoản thấp. RGC của Đầu tư PV-Inconess (UPCoM: RGC) là mã hiếm hoi có thanh khoản ở mức trung bình và cổ phiếu này cũng tăng giá mạnh nhất thị trường với 85%. Cổ phiếu RGC tăng bất chấp kết quả kinh doanh thua lỗ trong quý III. Cụ thể, doanh nghiệp này lỗ 7,7 tỷ đồng trong quý III, giảm so với mức lỗ 10,5 tỷ đồng của cùng kỳ. Mức lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 là 10 tỷ đồng.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Giảm giá

Chỉ có 4 cổ phiếu giảm giá trên 10% ở sàn HoSE tuần qua là CSV của Hóa chất Cơ bản miền Nam (HoSE: CSV), SFC của Nhiên liệu Sài Gòn (HoSE: SFC), CMV của Thương nghiệp Cà Mau (HoSE: CMV) và TGG của Louis Capital (HoSE: TGG). Đối với Louis Capital doanh nghiệp này lãi hơn 21 tỷ đồng quý III trong khi cùng kỳ báo lỗ. Nguyên nhân giúp doanh nghiệp này chuyển lỗ thành lãi trong quý III là nhờ doanh thu tài chính đạt gần 39 tỷ đồng, phần lớn là lãi từ bán các khoản đầu tư, trong khi cùng kỳ gần 176 triệu đồng. Mới đây, công ty thông báo quyết định HĐQT bán toàn bộ 3,7 triệu cổ phiếu, tương đương 5,06% vốn tại Chứng khoán APG (HoSE: APG). Giao dịch được thực hiện từ 26/10 đến 24/11. Mục tiêu để cơ cấu lại danh mục đầu tư.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Tại sàn HNX cũng chỉ có 4 mã giảm giá trên 10% là DAD của Phát triển GD Đà Nẵng (HNX: DAD), AAV của Việt Tiên Sơn Địa ốc (HNX: AAV), NSH của Nhôm Sông Hồng (HNX: NSH) và HHC của Bánh kẹo Hải Hà (HNX: HHC).

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Ở sàn UPCoM, toàn bộ các cổ phiếu thuộc top 10 giảm giá đều có thanh khoản rất thấp. HLS của Sứ Hoàng Liên Sơn (UPCoM: HLS) giảm mạnh nhất với 40% nhưng khối lượng khớp lệnh trung bình chỉ 880 đơn vị/phiên.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

 

Đăng nhập bằng

Hoặc nhập

Thông báo

Thông báo

Hãy chọn 1 mục trước khi biểu quyết

Thông báo